Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Các gia đình cũng nên tự lập quỹ “bình ổn giá sữa”

 Trong khi nhiều mặt hàng cần bình ổn giá sau Tết thì giá sữa liên tục “nhảy nhót” tăng làm chóng hết cả mặt người tiêu dùng. Một lần nữa, giá sữa lại chính thức tăng để “đón đầu” giá xăng tăng, tiếp nối lộ trình tăng giá có tính chu kỳ của các mặt hàng thiết yếu, độc quyền trong thời gian tới. Có lẽ, đã đến lúc, các bậc phụ huynh nên tự lập quỹ “bình ổn giá sữa” cho chính gia đình mình. 

Khác với mọi năm, kinh tế khó khăn, người dân không dám “vung” tay mua hàng khiến nhiều nhà kinh doanh “méo mặt” vì hàng ế tràn lan nên phải hạ giá bán, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm và đồ tiêu dùng. Trong khi đó, sữa lại “lội ngược dòng” so với xu thế này để đi theo con đường riêng của mình. Chỉ trong vòng 10 ngày, sữa đã hồn nhiên “quất” giá thêm 10% mặc kệ những khó khăn trong đời sống của người tiêu dùng. Nguyên nhân tăng giá được các doanh nghiệp đầu mối biện minh với luận điệu quen thuộc - do đầu vào (nguyên liệu, nhân công,…) tăng hoặc do thay đổi bao bì. Một phần nguyên nhân tăng lần này có lẽ do “đánh   tai game dien thoai   hơi” thấy xăng đang rục rịch chuẩn bị tăng giá nên sữa đã nhanh chóng “đón đầu” để đẩy giá lên cao.

Cụ thể, tại Hà Nội, các đại lý báo giá sản phẩm sữa Abbott tăng khoảng 7% - 9%. Trong đó, Ensure Gold 3 loại 900g giá 658.000 đồng/hộp, tăng thêm 48.000 đồng/hộp, Similac IQ 900g giá 521.000 đồng, tăng 43.000 đồng/hộp, sữa Similac Mom 400g tăng lên 205.000 đồng/hộp, Pediasure 900g lên 523.000 đồng/hộp...

Một số các sản phẩm sữa khác cũng tăng giá như: Nestle Nan 1 HA 900g và Pediasure 400g tăng hơn 30.000 đồng/hộp với giá lần lượt là 396.500 và là 308.000 đồng/hộp… Các loại sữa ngoại như sữa có nguồn gốc từ Pháp, Đức, Hàn Quốc... cũng tăng giá khoảng 20%. Các thương hiệu sữa nội cũng đồng loạt thông báo nâng giá khoảng 10%. Bên cạnh giá bán nâng lên cao “ngất”, mặt hàng sữa còn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng. Sự biến động bất thường mang “thuộc tính” chung, không chỉ đối với mặt hàng sữa, khiến cho cả người mua lẫn kẻ bán đều đoán trước được sẽ có đợt tăng giá mới.

Theo nhiều đại lý bán lẻ, mặc dù giá sữa tăng nhưng nhu cầu của người tiêu dùng không hề giảm. Vì vậy, chấp nhận giá cao để nhập hàng, nhưng đều bị các hãng “từ chối”. Vì thế, đại lý bán hàng cũng không hề “sướng”   phim vo thuat   khi hàng tăng giá nhưng số lượng sản phẩm lại có hạn.

Về phía người tiêu dùng, dường như đã trở nên “chai” hơn với điệp khúc tăng giá sữa quen thuộc nên, cũng giống như việc giá xăng tăng, giá sữa tăng nhiều hay ít ra sao cũng đã bắt đầu nằm trong “lộ trình” lường trước “rủi ro giá cả” chi tiêu của không ít gia đình. Bởi “Giá sữa tăng thì lại thắt chặt chi tiêu thôi, mỗi thứ cắt xén một ít, người lớn không ăn thịt có thể thay bằng đậu cá, nhưng trẻ em không thể thay sữa bằng nước được. Vì vậy, dù sữa tăng cao cũng phải cắn răng mà mua”, chị Hoàng Thị Xuân, bộ đội- khu K9 – Ba Vì – Hà Nội than thở.

Mặc dù, giá sữa liên tục tăng cao một cách vô căn cứ, nhưng nỗi lo này dường như chỉ mỗi người tiêu dùng gánh chịu, mà chưa thấy cơ quan chức năng nào đứng ra lên tiếng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có lẽ cũng bởi, định giá khó quá nên từ khi doanh nghiệp kinh doanh được quyền tự quyết giá cả, cơ quan quản lý nhàn hơn nên cũng …kệ thôi. Với tình hình này, các gia đình cũng nên nhờ Bộ Tài Chính và Bộ Công thương đứng ra mở lớp “lập quỹ bình ổn giá” cho kế hoạch chi tiêu gia đình, may ra mới sống sót qua được nạn “bão giá” các mặt hàng độc quyền này.


xem phim thai cuc quyen 2012

phim alice pho Cheongdamdong

phim kinh thua osin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét