Ở Bạc Liêu, 3 dòng thuốc BVTV chính mà người nông dân thường sử dụng đều tăng giá là: Syngenta tăng 10%, Bade tăng 3% và Bông lúa vàng tăng 2%”. Với người nông dân, vật tư nông nghiệp lên giá khiến chi phí của họ tăng thêm. Đã vậy, do ảnh hưởng của thời tiết nên lúa đông xuân năm nay sâu, bệnh dịch hại nhiều hơn những vụ trước. Vụ này, ngoài các khoản cải tạo đất, xuống giống, vật tư nông nghiệp, gặt đập, bà con phải cộng thêm vào một khoản tiền xăng, dầu do bơm, tát nước liên tục trong mùa khô.
Ông Võ Văn Tài, ấp Mỹ Phú Tây, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, cho biết: “Chi phí của vụ lúa năm nay có thể đạt 1,8 - 2,5 triệu đồng/công. Nặng nhất vẫn là tiền thuốc, phân bón. Bây giờ nông dân mình ở đây mới đi có nửa đường thôi vì lúa đang trổ bông nhưng mỗi công chi phí tai game dien thoai gần 1,5 triệu đồng rồi, càng về sau càng nặng thêm”. Nông dân ĐBSCL bán lúa cho thương lái. Ảnh: S. HỶ
Chi phí là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của bà con. Thế nhưng, giá lúa trên thị trường hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng. Giá lúa mua tại ruộng theo một số thương lái chỉ dao động 4.300 - 4.500 đồng/kg (lúa tươi). Nếu giá lúa và giá vật tư nông nghiệp tiếp tục tỷ lệ nghịch như hiện nay thì vụ đông xuân dù có trúng mùa vẫn chưa chắc có lãi.
Để đi tìm lợi nhuận cho hạt lúa của mình, nhiều nơi, bà con đã chọn giống lúa IR50404 để sản xuất vụ đông xuân. Ông Phú Văn Khải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòa Bình, cho biết: “Giống IR50404 nằm trong bộ giống hạn chế phát triển diện tích, nhưng bà con vẫn canh tác vì đặc tính nông sinh học của giống này là: ngắn ngày, cho năng suất cao… nhưng chất lượng hạt phim vo thuat gạo lại không cao. Do đó, giá bán của IR50404 bao giờ cũng thấp hơn các giống lúa khác”.
Hiện nay, nhiều nơi nông dân chỉ canh tác toàn giống IR50404. Anh Trần Văn Hải, ấp Mỹ Phú Nam, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tính: “Giá lúa IR50404 tuy thấp hơn các loại lúa chất lượng cao khoảng 200 đồng/kg, nhưng nhờ vào năng suất bù lại tính ra vẫn lãi hơn. Vì vậy, dù ngành nông nghiệp có khuyến cáo hạn chế phát triển diện tích, nhưng nông dân vẫn cứ trồng IR50404”.
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng vẫn là bài toán năng suất và giá trị. Khi chất lượng hạt lúa đã bị nông dân lờ đi và chỉ quan tâm đến chuyện trước mắt trúng mùa cái đã, còn có trúng giá hay không thì đợi tính sau. Thậm chí ỷ lại từ nhà nước, vì có sản xuất ra nhiều cũng có nhà nước lo và doanh nghiệp sẽ phải thu mua lúa gạo tạm trữ. Khi tiến độ thu mua tạm trữ đã có dấu hiệu chậm lại, việc tồn đọng lúa chất lượng thấp ở Bạc Liêu là chuyện đang thấy trước mắt, vì còn hơn 1 tháng nữa Bạc Liêu mới thu hoạch rộ vụ đông xuân. Lúc này, ngành nông nghiệp và nông dân mới thấy đau đầu tìm lối ra cho hạt lúa!
SONG HỶ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét