1. Phạm vi áp dụng:
Phương án 1: Việc kéo dài thời gian làm việc được áp dụng đối với người lao động (cả lao động nam và nữ)
Thực hiện theo phương án này bảo đảm phù hợp với Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 vì Khoản 3 Điều 187 chỉ quy định người lao động nói chung, không quy định riêng đối với lao động nữ.
Phương án 2: Việc kéo dài thời gian làm việc trước mắt chỉ áp dụng với người lao động nữ
Thực hiện phương án này sẽ bảo đảm được bình đẳng giới trong quy định tuổi nghỉ hưu. Sau một thời gian thực hiện sẽ thực hiện kéo dài thời gian làm việc đối với nam.
2. Đối tượng kéo dài thời gian làm việc:
2.1. Đối với người lao động làm công tác quản lý:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức gồm:
Phương án 1: Người giữ chức vụ từ vụ trưởng trở lên hoặc tương đương, có phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định hiện hành hệ số từ 0,9 trở lên;
Phương án 2: Người giữ chức vụ từ phó vụ trưởng trở lên hoặc tương đương, có phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định hiện hành hệ số từ 0,7 trở lên;
b) Người lãnh đạo, quản lý trong các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu gồm:
Phương án 1: Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch tổng công ty, thành viên Hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc và kiểm soát viên các tập đoàn kinh tế Nhà nước;
Phương án 2: Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc và kiểm soát viên các tổng công ty Nhà nước, các tổng công ty 91, các tập đoàn kinh tế Nhà nước;
2.2. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao:
a) Những người giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; những người được bổ nhiệm và hưởng bảng tai game dien thoai lương chuyên gia cao cấp;
b) Phương án 1: Những người có trình độ tiến sĩ làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo; những người có chức danh giáo sư, phó giáo sư, đang nghiên cứu giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học, học viện, viện nghiên cứu.
Phương án 2: Những người có trình độ thạc sĩ làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo; những người có chức danh giáo sư, phó giáo sư, đang nghiên cứu giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học, học viện, viện nghiên cứu.
3. Điều kiện kéo dài thời gian làm việc:
Phương án 1: Người lao động thuộc đối tượng được kéo dài thời gian làm việc khi có đủ điều kiện sau:
- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng
- Người lao động có nguyện vọng và đủ sức khỏe.
Thực hiện theo phương án này thuận lợi hơn cho các cơ quan, đơn vị, bảo đảm chất lượng sử dụng lao động và hiệu quả công việc.
Phương án 2: Người lao động thuộc đối tượng nêu trên khi đến tuổi nghỉ hưu được kéo dài thời gian làm việc.
Thực hiện phương án này bảo đảm được sự chủ động của người lao động thuận tiện hơn trong việc thực hiện.
4. Về lộ trình kéo dài tuổi nghỉ hưu:
Phương án 1: Thực hiện kéo dài theo lộ trình, mỗi năm kéo dài thêm 01 năm làm việc.
Thực hiện phương án này bảo đảm thuận lợi hơn trong việc thực hiện, hạn chế được các tác động tiêu cực của việc kéo dài thời gian làm việc đối với công tác quy hoạch cán bộ, vấn đề việc làm…
Phương án 2: Thực hiện kéo dài ngay thêm 5 năm
Thực hiện phương án này bảo đảm tận dụng được tối đa nguồn nhân lực có trình độ. Tuy nhiên, phương án này lại có tác động mạnh đến việc quy hoạch cán bộ, vấn đề việc làm.
5. Thời điểm áp dụng quy định kéo dài thời gian làm việc:
Phương án 1: Việc kéo dài thời gian làm việc được thực hiện từ ngày 01-01-2014.
Thực hiện phương án này không thống nhất về thời điểm áp dụng của Bộ luật Lao động sửa đổi nhưng bảo đảm được sự đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Cán bộ, công chức và thuận tiện phim vo thuat hơn trong tổ chức thực hiện.
Phương án 2: Việc kéo dài thời gian làm việc được thực hiện từ ngày 01-05-2013 (thời điểm Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực thi hành).
Thực hiện phương án này bảo đảm được tính thống nhất về thời điểm áp dụng giữa Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, phương án này gặp vướng mắc do quy định của Luật Cán bộ, công chức quy định: “Trước 06 tháng, tính đến ngày cán bộ, công chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức phải thông báo cho cán bộ, công chức bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày cán bộ, công chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức ra quyết định nghỉ hưu”.
Như vậy, nếu thực hiện phương án này sẽ có trường hợp cán bộ, công chức đã có thông báo và quyết định nghỉ hưu nhưng thuộc diện kéo dài thời gian làm việc, không bảo đảm được sự đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Cán bộ, công chức và rất phức tạp trong tổ chức thực hiện.
Về các nội dung đề xuất nêu trên, quan điểm của các bộ liên quan nghiêng về thực hiện theo phương án 1.
* Trích Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012
Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét