(Ảnh minh họa: Dân Trí)
Ông Lê Đình Nam, Trưởng phòng Thuế xuất nhập khẩu, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, đơn vị này phải căn cứ trên cơ sở dữ liệu DN nhập trước đây hoặc đối chứng với sản phẩm nhập cùng loại từ các DN khác, để tiến hành áp thuế đúng với giá tai game dien thoai trị hàng nhập. Tuy nhiên, số lượng DN vi phạm cũng không có dấu hiệu giảm. Đây là lý do giải thích vì sao những lô hàng sữa Danlait (thực tế chỉ là thực phẩm bổ sung dành cho trẻ từ 0 đến 36 tháng tuổi) tại Hà Nội nhập khẩu về trong tờ khai hải quan tính cả chi phí vận chuyển về đến Việt Nam cũng chỉ có giá 105.000đ/hộp (400g), nhưng ra đến thị trường sản phẩm này có giá tới 410.000 - 415.000đ/hộp, lợi nhuận gần 300%.
Đại diện một DN kinh doanh sữa tại TP.HCM cho rằng, không chỉ lách thuế đầu vào, các DN sản xuất kinh doanh mặt hàng này còn đẩy giá đầu ra bằng những chiêu trò có thể dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Chẳng hạn, với sản phẩm mới xuất hiện được coi là hàng hiếm như “sữa dê” Danlait, mặc dù đây chỉ phim vo thuat là thực phẩm bổ sung vì hàm lượng protein sữa trong chất khô không béo chỉ chiếm 12% khối lượng. Trong khi theo quy định của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì một sản phẩm được gọi là sữa ở Việt Nam, hàm lượng này phải từ 34% trở lên. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu đã không dán nhãn “thực phẩm bổ sung” nhằm đánh lừa người tiêu dùng. “Còn với những sản phẩm sữa vốn quen thuộc với người tiêu dùng trong nước nhiều năm nay, sau khi có quy định về đăng ký điều chỉnh giá bỗng dưng lại thay đổi nhãn mác, “biến thành” thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng… để DN dễ dàng điều chỉnh giá mà không phải xin phép cơ quan quản lý giá, vì nhà sản xuất tự tin là người mua ai cũng biết rõ đó là sữa bột”, vị này nói.
Hưng Yên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét