Cũng như mọi năm, các chợ đã họp từ mùng 2 Tết, giá thường cao gấp 2-3 lần ngày thường. Các hộ kinh doanh đều cho rằng giá cao là bởi nguồn hàng ít, hơn nữa họ phải hy sinh cả ngày nghỉ đi bán hàng nên phải đẩy giá lên để hưởng lợi nhuận. Vậy nhưng sức mua rất kém, so với mọi năm, hàng bán ra chỉ nhúc nhích chút đỉnh. Đến ngày 5 tết dù chưa hết kỳ nghỉ song giá đã giảm mạnh, và đến 9 Tết giá hàng thực phẩm đã trở lại bình thường. Ngày Rằm tháng giêng, thực phẩm cũng không tăng giá, chỉ có hoa quả là tăng lên chút đỉnh.
Và sau ngày rằm, các chợ đều coi như “hết Tết” nên mọi mặt hàng đều giảm hẳn và người bán vẫn ngóng người mua vì hàng hóa vẫn còn tồn đọng sau mỗi ngày. Giá thịt lợn đã giảm trở lại giá trần thịt thăn 110.000 đồng/kg, thịt vai 100.000 đồng/kg, ba chỉ 90.000 đồng/kg. Giá thịt bò giảm từ 15.000-25.000 đồng/kg tùy loại. Giá gà tai game dien thoai nguyên lông loại gà giò ngon có giá 140.000- 150.000/kg, gà thịt có giá 160.000 đến 170.000/kg, gà lai hay gà tam hoàng có giá 100.000-110.000/kg và đã thịt có giá 130.000 đến 140.000/kg. Gà công nghiệp 75.000- 85.000/kg. Giá các loại thủy hải hải sản có giảm hơn: Tôm càng xanh nhỏ: 360.000- 380.000k/kg, tôm càng xanh lớn có giá 480.000 đến 500.000/kg, ngao 22.000- 25.000/kg, cá chép loại trung (500g-600g/con) giá 50.000- 55.000/kg, cá chép loại to 120.000- 130.000/kg.
Rau xanh nguồn hàng nhiều, giá rẻ
Trước Tết có thời điểm giá rau ở mức cao, khan hiếm hàng nên tại nhiều địa phương nông dân đã đổ xô trồng rau. Tuy nhiên do thời tiết thuận lợi, rau xanh phát triển mạnh, cầu lớn hơn cung khiến rau xanh rớt giá mạnh. Tại thời điểm hiện tại giá rau xanh các loại đều rất rẻ, giảm từ 40 đến 50% so với trước Tết.
Giá một số loại rau củ: 10.000 đồng/6-8 củ su hào, 4.000 đồng/ mớ cải xoong, 1.000-1.500 đồng/ mớ cải cúc, ngải cứu, 6.000- 7.000 đồng/1kg cải ngọt, 5.000- 7.000 đồng/cái cải bắp, do trái mùa nên giá dưa chuột vẫn khá đắt từ 16.000- 18.000 đồng/kg, cà chua 7.000- 10.000 đồng/kg.
Giá rau bán đến tay người tiêu dùng đã rẻ vậy, giá những người nông dân bán rau cho thương lái còn thấp hơn nhiều. Người trồng rau còn bị o ép, những loại rau xấu, dập nát trong khi vận chuyển thường bị ép giá rẻ bèo hay phải phim vo thuat mang về vì thương lái không chịu mua. Thậm chí nhiều người nông dân trồng rau đã đem những loại rau mình tốn công chăm sóc cho gà, lợn ăn hoặc để già tại ruộng vì tiền bán được không bõ công họ chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển.
Các loại hoa quả sau Tết chủng loại vẫn khá đa dạng. Theo một người bán hàng tại chợ Dịch Vọng- Cầu Giấy cho biết: “Mới ra Tết nguồn hàng hoa quả khan hiếm hơn, vào Rằm tháng Giêng hoa quả có đắt hơn chút ít. Nhưng đến nay nguồn hàng hoa quả khá ổn định, giá cả cũng giảm hẳn so với trước Tết và Tết Nguyên Tiêu.”
Giá một số loại hoa quả: cam canh:60.000- 80.000 đồng/kg tùy loại, xoài miền nam 28.000- 35.000 đồng/kg, chôm chôm: 28.000-30.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn 50.000-60.000 đồng/kg, cam Hà giang: 13.000- 18.000 đồng/kg, thanh long 25.000- 30.000 đồng/kg, dưa hấu Sài Gòn ngon 18.000- 20.000 đồng/kg, quýt ngọt Sài Gòn 40.000-50.000/kg.
Việc giá cả thực phẩm thiết yếu tại các chợ nhanh chóng ổn định và giữ mức giá rẻ hoặc bình thường, không đội giá đã giúp các bà nội trợ không phải đau đầu chuẩn bị mâm cơm cho gia đình, đặc biệt là thời gian sau một cái Tết với những khoản chi tiêu khá tốn kém. Tuy nhiên, với các hộ kinh doanh thì họ vẫn không hiểu vì sao sức mua lại kém đến như vậy và chỉ biết than với nhau rằng “Kinh tế ngày càng khó khăn, đến cái ăn người dân cũng phải o bế”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét