Chẳng hạn với những người lao động làm trong ngành xây dựng như thợ hàn, thợ cắt, thợ xây… mức lương từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Đã vậy chủ lao động lại không yêu cầu lao động phải có tay nghề cao. Thời gian làm việc 8 giờ/ngày. Một tuần chỉ làm việc 5 ngày, được nghỉ 2 ngày thứ Bẩy, Chủ nhật. Ngoài ra, người lao động được hưởng BHXH và các chế độ ngày nghỉ, ngày lễ… theo chính sách của nước sở tại. Hồ sơ, thủ tục tuyển dụng đơn giản, không phức tạp. Có điều, cùng với hồ sơ, người lao động buộc phải đặt cọc 1.000 USD quy ra tiền Việt.
Ấy là quy định của một Cty tuyển người lao động có trụ sở tại Hải Phòng, Hà Nội. tai game dien thoai Còn với một Cty khác ở Hưng Yên thì mức lương người lao động được hưởng tại Angola sẽ là 20 – 22 triệu đồng. Tiền đặt cọc, dĩ nhiên… vẫn gọn 1.000 USD và được đảm bảo từ một đến hai tháng sẽ xuất cảnh.
Với những hứa hẹn mời chào hấp dẫn như vậy dĩ nhiên người lao động, đặc biệt ở Hải Phòng, Nghệ An, Hưng Yên đã háo hức nộp hồ sơ, đóng tiền đặt cọc và… dài cổ chờ đợi ngày xuất cảnh. Nhưng sự chờ đợi này của người lao động ngay cả với những Cty có giấy phép xuất khẩu của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội còn chưa biết đến khi nào, huống chi với những Cty, doanh nghiệp không có giấy phép, việc đưa người sang Angola là đi theo hợp đồng cá nhân thuộc diện thân nhân bảo lãnh. Mà đã như vậy hệ lụy tất nhiên cũng đến với nhiều lao động. Tiền mất, tật mang. Thậm chí người lao động còn bị côn đồ sát hại khi đến đòi lại tiền đặt cọc của mình.
Cũng cần nói thêm, phim vo thuat những lao động sang Angola theo diện trên nếu có đi được thì cũng gặp không ít rủi ro. Trước hết, chi phí y tế của Angola là vô cùng đắt đỏ. Nếu chẳng may bị bệnh sẽ chẳng đủ tiền chữa chạy. Còn với người khác, khi hết hạn hợp đồng một năm, người lao động phải tự tìm việc và dĩ nhiên phải tự chi trả các phí sinh hoạt cho bản thân. Bởi thế cũng rất rủi ro.
Được biết, hiện nay mới chỉ có hai doanh nghiệp của ta có đăng ký hợp đồng tuyển dụng lao động đi Angola (do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép) là Cty Oleco và Cty IMS, tuy nhiên hai hợp đồng này cho đến nay vẫn chưa được chấp nhận. Bởi thế trước những mời chào hấp dẫn trong việc đi lao động tại Angola của các doanh nghiệp, Cty khác xin có một lời khuyên: Hãy cẩn trọng trước lời mời đi Angola kẻo không tiền mất tật mang.
Chính Nhân
http://bigphim.net/tim-kiem/bo%20gia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét