Sau một ngày làm việc vất vả, công nhân (CN) Trương Thái Sơn, Công ty Điện lực Chợ Lớn (quận 5 – TPHCM), lại mày mò đọc tài liệu, xem những chương trình về ngành điện trên internet. Mặc dù đã là thợ bậc 7/7 từ nhiều năm nay nhưng ông Sơn vẫn nỗ lực học hỏi, tự trau dồi thêm kiến thức cho bản thân.
Công nhân Công ty Phạm Thu (huyện Hóc Môn - TPHCM) luôn an tâm làm việc với chính sách tiền lương,
đãi ngộ ổn định của ban giám đốc. Ảnh: THANH NGA
Tự khẳng định mình
Năm 1980, sau khi tốt nghiệp Trường Kỹ thuật Điện Hóc Môn (huyện Hóc Môn – TPHCM), ông Sơn về làm việc tại tổ sửa chữa điện cao thế Nhà máy Điện Chợ Quán. Tại đây, ngoài trau dồi kinh nghiệm trong việc sửa chữa lưới điện cao thế, ông còn mày mò tìm hiểu và học thêm các kỹ thuật vận hành máy, gia công cơ khí. Buổi tối, ông theo học các lớp học về điện tử, điện công nghiệp… để bổ sung kiến thức. Tính đến nay, ông đã có trong tay gần 20 chứng chỉ của các lớp học kỹ thuật điện.
Năm 2001, ông Sơn chuyển công tác về đội quản lý lưới điện của Công ty Điện lực Chợ Lớn. Ở môi trường mới, ông lại tự tìm hiểu về máy móc, thiết bị. “Kiến thức trong ngành điện rất rộng nên tôi phải không ngừng học tập để nâng cao tay nghề” – ông Sơn tâm sự. Vốn kiến tai game dien thoai thức sâu, rộng về ngành điện là cơ sở giúp ông giải quyết các nhược điểm của trang thiết bị, tái sử dụng thiết bị cũ, hư hỏng. Năm 2012, ông vinh dự được nhận bằng khen và huy hiệu “Lao động sáng tạo” do Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng.
Một gương thợ giỏi khác cũng đáng được thế hệ thợ trẻ noi theo, đó là ông Phan Hữu Tâm. Sau một thời gian dài nỗ lực làm việc tại Công ty Lưới điện Cao thế TPHCM, ông Tâm đã nhận được giấy chứng nhận bậc 6/7, là thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình làm việc, phấn đấu học hỏi liên tục suốt 12 năm của ông.Những kiến thức học tại trường chưa đủ để ứng dụng linh hoạt trong thực tế, ông phải đọc thêm tài liệu trong và ngoài nước, quan sát, nghiên cứu các trang thiết bị, tìm hiểu về quá trình lọc dầu của máy biến thế... Ông nói: “Nhiều lần, tôi tháo tung các bộ phận trong máy ra để tìm hiểu đặc điểm, kết cấu, từ đó đưa ra những cải tiến làm tăng hiệu quả làm việc của thiết bị. Tôi vẫn đang nỗ lực tích lũy thêm kinh nghiệm để nâng cao tay nghề”.
Không phụ thợ giỏi
“Doanh nghiệp sẽ không phụ những CN vững tay nghề và có nỗ lực phấn đấu” - ông Trần Hồng Thể, quản đốc xưởng thành phẩm, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Kỹ Thuật Mới (quận 8 - TPHCM), cho biết. Thực vậy, tại Công ty CP Kỹ Thuật Mới, nhiều CN xuất phát điểm là thợ phụ sau quá trình rèn luyện và tự học đã được cất nhắc lên làm tổ trưởng, thu nhập ổn định trên 8 triệu đồng/tháng.Điển hình như trường hợp của anh Nguyễn phim vo thuat Bá Đại (quê Thái Bình), tổ trưởng tổ máy bế. Nhờ chịu khó quan sát, học hỏi từ những người đi trước nên chỉ sau hơn 1 năm, từ một thợ phụ, anh Đại trở thành thợ máy chính và nay là thợ bậc 5/7. Luôn sáng tạo trong công việc, mỗi năm, anh đều có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất.
Gần đây nhất là sáng kiến cải tiến bộ phận cà kéo của máy bế giúp tiết kiệm nhân lực và làm lợi cho doanh nghiệp gần 100 triệu đồng... Với sự cố gắng đó, không chỉ được cất nhắc lên làm tổ trưởng với mức thu nhập cao, anh Đạt còn được Công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.
Khi vào làm cho Công ty CP Kỹ Thuật Mới, anh Nguyễn Văn Thảo (huyện Củ Chi - TPHCM) cũng là thợ phụ nhưng sau 8 năm nỗ lực học hỏi và phấn đấu, anh trở thành 1 trong 8 tổ trưởng máy in, là thợ bậc 6/7 và đã vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Để đạt được những điều đó, anh đã không ngừng học hỏi từ những người đi trước, chịu khó làm việc, nghiên cứu. “Tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng nhiều hơn để luôn đáp ứng nhu cầu công việc” - anh Thảo nói.
Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM: “Tay nghề là “tài sản” quý giá nhất của người lao động. Người lao động, nhất là đội ngũ CN, cần trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để vừa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp vừa bảo đảm việc làm, thu nhập, tạo nền tảng phát triển nghề nghiệp vững chắc”. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét