Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Thực tập sinh bị ép về nước trước hạn, công ty "làm ngơ"

 Bị chủ sử dụng và người môi giới ép phải về nước trước hạn không rõ lý do, Linh đã gửi đơn kêu cứu tới Bộ LĐ-TB&XH, nhưng hơn nửa năm trôi qua, cô thực tập sinh này vẫn chưa được công ty đã đưa cô sang Nhật tu nghiệp, thanh lý hợp đồng, đảm bảo quyền lợi. 

Trở về nước từ tháng 7/2012, Trịnh Thị Thùy Linh đã gửi đơn kêu cứu của mình đi tới công ty, tới Bộ LĐ-TB&XH nhưng đến thời điểm này Linh vẫn chưa được thanh lý hợp đồng lao động sang Nhật. Nhiều lao động khác do lo sợ trở về không được giải quyết như Linh nên đang sống vất vưởng ở Nhật và gửi đơn về Việt Nam kêu cứu.

Linh được Công ty Alsimexco, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh đưa sang Nhật tu nghiệp và làm việc tại nghiệp đoàn Ja Hagano Nougyou nghề nông nghiệp vào tháng 11/2011. Công việc chính của Linh là trồng dâu và hái dâu.

Theo lời kể của Linh, nhóm lao động Trung Quốc thường tập trung làm việc cùng nhau, để Linh làm việc một mình. Ông bà chủ thường xuyên giao việc cho Linh thông qua trưởng nhóm người Trung Quốc nhưng do thành kiến nên Linh đã không được giao lại việc, nhiều khi phải đứng chơi và nhiều lần bị ông bà chủ la mắng vì chuyện đó. Linh đã tìm cách nói chuyện với ông bà chủ hoặc thông qua người đại diện của công ty tại Nhật là bà Trần Kim Xuân nhưng   tai game dien thoai   tình hình vẫn không cải thiện được.

Một số thực tập sinh bị vi phạm hợp đồng tại Nhật Bản vẫn đang vất vưởng ở Nhật Bản.

Đến tháng 6/2012, Linh bị chủ sử dụng và chồng bà Xuân ném đồ đạc ra khỏi nhà và khóa cửa phòng lại không một lời giải thích. Bằng mọi cách, họ đã ép Linh phải về nước trước hạn không có lý do rõ ràng. Sau một thời gian lang thang ở nhờ tại nơi làm việc của bạn bè, tại nghiệp đoàn... để chờ giải quyết, Linh đã nhận được lời hứa từ Công ty Alsimexco là về nước sẽ thanh lý hợp đồng, đảm bảo quyền lợi.

Sau những ngày tháng vạ vật tại Nhật, Linh đã phải đồng ý để bà Xuân trừ vào tiền lương tổng cộng là 90.000 yên Nhật (khoảng 23,5 triệu đồng) để bà Xuân mua vé máy bay cho Linh về nước.

Kể từ khi về nước tới nay, Linh đã nhiều lần tới chi nhánh Công ty Alsimexco tại TP Hồ Chí Minh để đề nghị được bồi thường và thanh lý hợp đồng lao động nhưng chưa được giải quyết. Do vay nợ lãi để trả chi phí trước khi đi, gia đình Linh đã phải bán căn nhà tại   phim vo thuat   phường Thới An, quận 12, TP Hồ Chí Minh để trả nợ.

Mới đây, chúng tôi tiếp tục nhận được điện thoại từ Nhật của 5 lao động khác là Đoàn Minh Tuấn, Vũ Thị Huyền, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Lê Tố Nga có cùng hoàn cảnh bị giữ lương, trừ lương vô lý và bị môi giới tại Nhật là bà Xuân ép về nước.

Liên quan đến vấn đề này, chiều 6/3, PV Báo CAND đã có buổi làm việc với bà Trần Minh Thư, Phó Chánh thanh tra Cục Quản lý lao động ngoài nước. Bà Thư khẳng định, đối với trường hợp của thực tập sinh Linh, Cục đã nhận được đơn thư phản ánh từ tháng 7/2012. Sau đó Cục đã có công văn chỉ đạo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đi xác minh, đồng thời Cục đã làm việc với công ty yêu cầu làm rõ trách nhiệm của mỗi bên để giải quyết dứt điểm sự việc. Sau khi nhận được thông tin công ty vẫn chưa thanh lý hợp đồng với lao động, Cục sẽ nghiên cứu hồ sơ, làm việc lại với doanh nghiệp và người lao động.

Đối với các lao động vẫn còn ở lại Nhật Bản cần liên lạc với Ban Quản lý lao động, với tổ chức Jitco và chủ sử dụng lao động, thu thập chứng cứ về việc họ bị ép buộc về nước. Đồng thời gửi đơn về Cục Quản lý lao động ngoài nước để Cục có cơ sở, chứng cứ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật


xem phim họa bì 2

phim huyet trich tu

xem phim thai cuc quyen 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét