Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) đề xuất 2 phương án liên quan đến tăng tuổi nghỉ hưu, nhằm cụ thể hóa Điều 187 Bộ Luật Lao động có hiệu lực từ 1/5/2013. Theo đó, một là, tăng tuổi nghỉ hưu cả nam lẫn nữ thêm 5 năm. Hai là, chỉ tăng với lao động nữ thêm 5 năm. Đồng thời, về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, có 2 phương án: Tăng ngay thêm 5 năm làm việc hoặc thực hiện tăng theo lộ trình. Thời điểm áp dụng tăng tuổi hưu bắt đầu từ 1/1/2014.
Trong số các lý do để Bộ LĐTBXH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động, có lý do lo ngại vỡ quỹ bảo hiểm hưu trí (BHHT) và cần tận dụng hiệu quả nguồn lao động cao tuổi... Những lý do này đều không ổn.
Bảo vệ quỹ bảo hiểm, tận dụng lao động?
Về lo ngại vỡ quỹ BHHT mà đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là không thuyết phục, thể hiện cách ứng xử với khoa học bảo hiểm hưu trí rất... vụng. Bởi lẽ, theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên tắc của BHHT là đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Ông Lợi còn khẳng định: Hiện nay, mất cân bằng về quỹ bảo hiểm xã hội không phải do tuổi nghỉ hưu thấp mà do chúng ta đóng-hưởng không cân đối. Thực tế, người nghỉ hưu từ 1/1/1995 trở về trước hoàn toàn là do bao cấp ngân sách chứ không phải bằng tiền đóng BHHT như hiện nay.
Người về hưu còn sức lực, còn tâm huyết vẫn có nhiều cách để cống hiến cho xã hội |
Vậy rõ ràng, tránh vỡ cho quỹ bảo hiểm hưu trí phải ở chỗ cân đối lại việc đóng – hưởng này. Nếu trước đây, do làm chính sách về đóng bảo hiểm chưa “tính ra” tình huống hiện nay, hoặc do thời cuộc, do cách thức tăng lương... gây nên, thì nay phải dùng giải pháp chính sách tai game dien thoai để khắc phục. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ BHHT chẳng khác nào bắt người lao động “kéo cày, trả nợ... không vay”.
Bên cạnh đó, nếu cho rằng do tuổi thọ trung bình của người dân ở nước ta tăng lên, có nhiều người lao động vẫn có thể tiếp tục làm việc và cống hiến, mà nâng tuổi nghỉ hưu để tận dụng nguồn lao động cao tuổi, là lợi bất cập hại. Bởi lẽ, nếu người lao động cao tuổi có năng lực thực sự, thực tâm cống hiến cho xã hội, họ hoàn toàn có nhiều cách để góp ích cho đời, không phân biệt đã nghỉ hưu hay chưa.
Hơn nữa, nếu tăng tuổi lao động đồng loạt dựa lý do này, có thể sẽ gây ra một sự “ách tắc” lớn đối với đội ngũ lao động trẻ. Thực tế là hằng năm, đất nước ta đào tạo ra hàng trăm ngàn lao động qua trường lớp từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học... Cho dù chất lượng đội ngũ nhân lực này chưa hoàn hảo 100% như kỳ vọng, song trong đó vẫn có rất nhiều người trẻ có năng lực thực sự, có thể cống hiến cho đất nước. Nhưng tiếc ở chỗ, trong số những người trẻ này, chắc chắn có không ít người không có cơ hội cống hiến vì... chưa có người về hưu!
Như thế, nếu thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đồng loạt, cơ hội việc làm cho người trẻ sẽ giảm đi. Khi đó, khó có thể chắc chắn rằng, sự cống hiến của 100% lao động cao tuổi được tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giá trị hơn so với lực lượng lao động trẻ mất cơ hội việc làm.
Tạo bình đẳng quan trọng hơn tăng tuổi
Người xưa có câu “tre già, măng mọc” để nói về sự chuyển giao thế hệ. Trong lao động xã hội, nếu thế hệ đi trước, trước khi nghỉ hưu không tìm, bồi dưỡng và giới thiệu được người kế cận xứng đáng là chưa hoàn thành trọng trách của mình với xã hội, có lỗi với hậu thế.
Cho nên, vấn đề không nằm ở chỗ anh có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, hay làm công tác quản lý... thì cần kéo dài năm “tại vị” để cống hiến. Quan trọng hơn là người “tiền bối” đó phải là vừa làm việc vừa bồi dưỡng, truyền dạy, động viên khích lệ để thế hệ đi sau có thể vững vàng tiếp nối sự nghiệp ngay khi họ giao lại. Khi đó, “tiền bối” phim vo thuat thực tài và còn hợp thời, dù đã về hưu, vẫn là kho báu về trí tuệ, kinh nghiệm để thế hệ đi sau tìm đến cậy nhờ, bù lại chắc chắn “tiền bối” vẫn được trả công xứng đáng.
Không những thế, nếu cơ quan, tổ chức thực sự thiếu người làm việc, thực sự cần người đã đến tuổi nghỉ hưu tiếp tục làm việc tại đơn vị mình, nên có chính sách để thỏa thuận hợp đồng lao động cộng tác, trên cơ sở dân chủ, công khai và được sự đồng thuận của tập thể tổ chức, cơ quan.
Vẫn xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa tuổi nghỉ hưu và sự cống hiến, thiết nghĩ, cái mà nền kinh tế - xã hội này đang cần, thay vì điều chỉnh tuổi về hưu, hơn hết phải là có cơ chế, chính sách để tạo ra cơ hội và sự bình đẳng cho mọi lao động để họ được cống hiến và hưởng thụ thành quả, không phân biệt tuổi tác. Khi đó, việc đánh giá chất lượng lao động, trước hết phải dựa trên giá trị sản phẩm họ tạo ra, sau đó mới là thâm niên công tác. Như vậy sẽ tạo ra động lực để dù người trẻ hay già đều luôn nỗ lực làm việc trên tinh thần thi đua, sáng tạo.
Thêm nữa, chúng ta không nên đặt vấn đề quy định làm nghề gì, cương vị nào sẽ tăng tuổi nghỉ hưu. Bởi như thế là gây ra sự phân biệt, đối xử với các ngành nghề khác nhau. Từ xưa đến nay, mọi công dân đều được giáo dục rằng, đã là lao động chân chính, nghề nào cũng quý, cũng đáng trân trọng và đều có ích cho xã hội. Cho nên, người lao động cần hơn ở chính sách là mở ra cơ hội cho họ được làm việc, cạnh tranh lao động lành mạnh, sáng tạo, luôn cống hiến cho xã hội khi còn đủ trí và lực, cho dù đã về hưu.
Hơn thế, xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng lên, việc tăng tuổi nghỉ hưu, đặc biệt là tăng tới 5 năm, sẽ khiến đại đa số người lao động không hài lòng vì mất cơ hội được nghỉ ngơi, vui thú tuổi già. Và rằng, hơn ai hết, những “tiền bối” có năng lực thực sự, họ luôn biết điểm dừng và luôn trân trọng, tin tưởng, dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ, khi cần, cho thế hệ đi sau mà không có một quy định nào cứng nhắc có thể điều khiển được họ, ngoài lương tâm và trách nhiệm./.
http://bigphim.net/tim-kiem/bo%20gia
http://bigphim.net/xem-phim/dong-tuoc-dai-752.html
http://bigphim.net/xem-phim-online/thai-cuc-quyen-2012-10278.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét