BHTN hầu hết chỉ chi trả cho trợ cấp thất nghiệp, trong khi đó, “mong muốn sâu xa” của chính sách này là hỗ trợ học nghề để “tái tạo” việc làm cho người lao động lại đạt hiệu quả rất thấp.
Theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, năm 2010 số người được hỗ trợ học nghề chiếm 0,17%, năm 2011 là 0,36% và năm 2012 là 1,13%, chiếm tỉ lệ rất thấp so với số người đăng ký thất nghiệp. Còn theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, việc chi hỗ trợ học nghề chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng chi BHTN, cho thấy người lao động có vẻ thiếu “mặn mà” với việc học nghề.
Số người đăng ký mất việc làm đông nhưng số xin học nghề lại ít.
Thực tế, nguyên do người lao động hờ hững với việc học nghề có phần vì chính sách dạy nghề cho người thất nghiệp chưa phù hợp. Mức hỗ trợ học nghề thấp, thời gian đào tạo ngắn dẫn đến tình trạng người lao động không mấy thiết tha bởi để học thành thạo được một nghề để kiếm việc làm thường phải mất ít nhất 12 tháng, quãng thời gian 6 tháng như qui định hiện hành không đủ để thành nghề. Thế nên, tại Hà Nội, dù tỷ lệ đăng ký thất tai game dien thoai nghiệp khá lớn, nhưng sau 4 năm thực hiện Luật BHTN, chỉ có chưa tới 1.400 người thất nghiệp đăng ký học nghề.
Theo quy định, hiện chỉ những người có hợp đồng từ 12 tháng trở lên, làm việc trong những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động mới thuộc diện tham gia BHTN. Điều này đồng nghĩa với việc những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, hoặc lao động trong các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động thì không thuộc diện được tham gia BHTN. Trong khi thực tế, đây là những đối tượng dễ bị mất việc làm nhất. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Luật BHTN cần sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHTN cho những tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, và những lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng.
Quy định về điều kiện hưởng BHTN cũng đang lộ nhiều kẽ hở, khiến chính sách BHTN bị lợi dụng. Nhiều trường hợp không phải thất nghiệp theo đúng qui định của Luật BHXH như người hết độ tuổi lao động, người nghỉ việc nhưng không có ý muốn quay trở lại thị trường lao động song vẫn làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Dẫn đến, trên thực tế không ít trường hợp bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp vì khai báo không trung thực về tình trạng việc làm. Hay quy định, sau khi có quyết định thôi việc, trong thời gian 15 ngày, người lao động chưa tìm được việc làm mới thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, người lao động sau khi đã đăng ký mất việc, nhưng trong 15 ngày tiếp theo đã tìm được việc làm mới nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều này cũng phát sinh phim vo thuat trường hợp nhiều lao động xin nơi làm việc mới chậm ký hợp đồng lao động để được hưởng trợ cấp, nhiều nơi chỉ ký hợp đồng sau khi thử việc 1 tháng, nên người lao động đã có việc làm mới vẫn được nhận trợ cấp…
Trên thực tế, quy định người lao động đóng BHTN 1 năm khi thất nghiệp sẽ được 3 tháng trợ cấp, đang khiến nhiều người lao động tìm cách trục lợi để hưởng bảo hiểm. Nhiều lao động cứ đóng BHTN đủ 12 tháng rồi xin nghỉ để hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp sau đó quay trở lại làm việc ở nơi làm việc cũ. Thậm chí, không ít trường hợp người lao động và doanh nghiệp câu kết với nhau, thỏa thuận ký hợp đồng lao động 1 năm, sau khi hết hạn hợp đồng thì cho nghỉ việc 1 tháng để hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó tiếp tục ký lại hợp đồng lao động, hoặc khi ít việc thì cho người lao động nghỉ việc tạm thời để hưởng bảo hiểm, sau đó quay trở lại làm việc bình thường. Tình trạng này được đánh giá không ít, nhưng hiện nay do hệ thống dữ liệu quản lý chưa được thiết lập thống nhất đồng bộ để có thể xác định tình trạng mất việc và có việc làm trở lại, nên việc tìm ra những đối tượng “thất nghiệp giả” không dễ.
Nhiều ý kiến cho rằng, để tránh lạm dụng quỹ BHTN cần quy định mức trợ cấp được tính hưởng theo từng năm có đóng BHTN. Cụ thể, khởi điểm đóng đủ 12 tháng sẽ được hưởng trợ cấp 3 tháng, nhưng sau đó cứ mỗi năm đóng tiếp BHTN thì được tăng thêm 1 tháng trợ cấp, thời gian hưởng không quá 9 tháng.
Phương Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét