Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Bộ luật Dân sự cần có qui định về hợp đồng môi giới!

 (PL&XH) - Theo nhiều chuyên gia pháp lý, trong chế định hợp đồng dân sự, nếu tính về số lượng điều, khoản thì những quy định liên quan đến hợp đồng chiếm một số lượng tương đối. 

Sau hơn 7 năm thực hiện, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhiều quy định chưa đáp ứng yêu cầu phát triển là những nhận định được đưa ra tại hội thảo góp ý kiến sửa đổi BLDS 2005, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Theo nhiều chuyên gia pháp lý, trong chế định hợp đồng dân sự, nếu tính về số lượng điều, khoản thì những quy định liên quan đến hợp đồng chiếm một số lượng tương đối. Thế nhưng, những qui định này lại “vừa thừa, vừa thiếu”, vấn đề cần điều chỉnh liên quan đến DN không có, những loại hợp đồng DN cần và ngay cả những loại hợp đồng được điều chỉnh không phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của DN.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, BLDS 2005 quy định về 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng, trong khi thực tế còn có hàng chục loại hợp đồng thông dụng khác chưa được đề cập đến hoặc không được chỉ rõ như hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng trao đổi nhà ở, hợp đồng làm môi giới, hợp đồng đổi công cho nhau… Bên cạnh đó, một số hợp đồng được điều chỉnh trong BLDS 2005 lại trùng lặp với quy định tại một số đạo luật khác, dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột, không biết áp dụng theo luật nào. Ví dụ, hợp đồng bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị chi phối bởi Luật Đất đai, hợp đồng về nhà ở được qui định cụ thể bởi Luật Nhà ở… Do đó, LS Đức kiến nghị, cần xem xét việc bổ sung hoặc loại bỏ một số loại hợp đồng trong BLDS.


Nhiều   tai game dien thoai   đại biểu cho rằng, BLDS cần sửa đổi các qui định về hợp đồng.


Đồng tình, TS. Trần Thị Huệ, trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, BLDS 2005 nên bỏ qui định về một số hợp đồng thông dụng như: Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng về nhà ở, hợp đồng trao đổi tài sản để tránh chồng chéo, vì đã quy định trong các luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, BLDS sửa đổi cần bổ sung một số hợp đồng như: Hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng môi giới, hợp đồng đổi công cho nhau…

Nhiều đại diện DN cũng chỉ ra những mâu thuẫn giữa BLDS 2005 và các luật chuyên ngành. Ví dụ về căn cứ miễn trách nhiệm vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, theo BLDS 2005 thì hai căn cứ miễn trách nhiệm là sự kiện bất khả kháng và lỗi của bên bị vi phạm (còn lại là trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng) nhưng Luật Thương mại lại quy định bốn căn cứ (các trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng). Hay qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, BLDS 2005 nêu bốn căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường là có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại. Tuy nhiên, Luật Thương mại lại không quy định yếu tố lỗi là một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Dẫn đến, khi tranh chấp xảy ra, không chỉ các DN mà ngay các cơ quan tố tụng cũng “lúng túng” trong lựa chọn qui định pháp luật để áp dụng.

Theo GS.TS Phan Thị Mơ, Trung tâm trọng tài quốc tế thì ngay trong khái niệm về hợp đồng đã thể hiện sự bất cập. Điều 388 quy định “Hợp đồng dân   phim vo thuat   sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Bất cập ở chỗ, điều luật này qui định khái niệm hợp đồng gắn với việc “xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”, dẫn đến nhiều người cho rằng, qui định về hợp đồng chỉ liên quan đến hợp đồng dân sự, và do đó toàn bộ những quy định tại Mục 7 chương XVII của BLDS 2005 cũng như những quy định về giao kết và thực hiện các loại hợp đồng khác như hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp đồng bảo hiểm… không phải là hợp đồng dân sự nên không chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005.

Dẫn đến, trong thực tế, rất ít các DN nghiên cứu chế định về hợp đồng dân sự trong BLDS khi giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại mà thường chỉ chú ý tìm hiểu về các quy định của luật chuyên ngành, nhưng luật chuyên ngành hầu như không đưa ra những hướng dẫn về giao kết và thực hiện hợp đồng. Còn ngay tại Điều 1 của BLDS 2005 lại khẳng định, phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 bao gồm các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại... Thế nên GS.TS Phan Thị Mơ cho rằng, nên bỏ hai từ “dân sự” trong khái niệm hợp đồng tại Điều 388.

Nhiều ý kiến cùng cho rằng, tuy BLDS 2005 được coi như một “Bộ Luật chính” để điều chỉnh những quan hệ cơ bản và thiết lập những quy tắc chung nhất và các luật chuyên ngành liên quan khác phải được xây dựng trên nền tảng đó, nhưng giữa BLDS 2005 và một loạt các luật chuyên ngành khác như: Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Công chứng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao dịch đảm bảo, Luật Nhà ở… lại tồn tại nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Vì vậy, BLDS sửa đổi phải đưa ra được những qui định chung nhất phù hợp thực tiễn để các luật chuyên ngành, trên cơ sở đó quy định về hợp đồng thống nhất, đồng bộ.

Phương Thảo


phim kinh thua osin online

phim bo gia cua my

phim vòng quay hạnh phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét