(Ảnh minh họa: internet)
Sôi sục truy tìm nguồn gốc sữa
Sau vụ việc vẫn chưa đi tới kết luận chính thức của sản phẩm sữa dê Danlait, NTD không khỏi băn khoăn về chất lượng của các loại sữa nhập khẩu đang tràn ngập và chiếm lĩnh thị phần nội địa. Đây là một trong những chủ đề nóng thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng, khi hàng loạt sản phẩm sữa ngoại tiếp tục được đem ra mổ xẻ, truy tìm nguồn gốc, chất lượng như sữa non F., sữa dê Mỹ G... Trên diễn đàn webtretho, thành viên hoangha2012 băn khoăn, website chính thức của hãng F. đến từ New Zealand lại do một người Việt Nam đăng ký qua một công ty chuyên cung cấp tên miền có trụ sở đặt tại Đức, thuê máy chủ của một công ty dịch vụ dữ liệu trực tuyến ở TP.HCM, Việt Nam. Liên quan đến website công ty này, thành viên Bé mèo còn cho biết, nếu thử dùng Alexa.com để tìm kiếm thêm thông tin về website thì cho ra kết quả là 100% người truy cập xuất phát từ Việt Nam. Ngoài ra, sản phẩm được giới thiệu có mặt trên thị trường New Zealand từ năm 1993, trong khi công ty sản xuất F. tới năm 2004 mới thành lập!
Cũng trong làn sóng hoài nghi sữa ngoại, thành viên van.n trên diễn đàn webtretho cũng cho rằng, website của một loại sữa dê nhập khẩu từ Mỹ đã lấy hình ảnh, địa chỉ của nhà máy khác để “đánh bóng” thương hiệu của mình. Tìm hiểu về đơn vị xuất khẩu sữa, thành tai game dien thoai viên này cũng phát hiện, tên người đăng ký doanh nghiệp tại California lại tình cờ trùng với tên người đăng ký một công ty tại địa chỉ phân phối sữa ở Việt Nam…
Trước những thông tin lùm xùm, chưa rõ thực hư này, không ít NTD hoang mang và bất an với mặt hàng dành cho trẻ nhỏ. Thành viên Pquyen trên webtretho thốt lên: “Trời ơi, ghê quá, vậy còn bao nhiêu loại sữa giống như vậy nữa hả trời?”. Nhiều thành viên khác cũng lập tức chia sẻ thông tin loại sữa mình đang lựa chọn cho bé để nhận được những lời tư vấn trên diễn đàn.
Không nên mua sữa theo… cảm tính
Với nhiều phụ huynh, việc lựa chọn sữa cho con chỉ theo… cảm tính, trong đó, một phần từ tâm lý sính ngoại, một phần vì tính minh bạch của phần lớn các sản phẩm tiêu dùng ở Việt Nam còn hạn chế. Bởi vậy, bất cứ một thông tin nguy hại nào được bung ra, dù đã hay chưa được kiểm chứng thì họ vẫn khó lòng nhận biết được đâu là sự thật và an tâm với sản phẩm đang sử dụng.
TS Nguyễn Thị Lâm - Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, NTD nên lựa chọn những sản phẩm cho trẻ có uy tín, bề dày sản xuất lâu năm và được cấp phép của cơ quan y tế. Thay bằng tâm lý mua sắm theo cảm tính, NTD cần chú ý tới những thông số, thành phần có trong sữa bột được in trên vỏ bao bì. Hầu hết các loại sữa bột hiện nay được các bậc phụ huynh sử dụng cho trẻ là sữa công thức. Vì vậy, những thông số này có thể căn cứ theo quy định thành phần dinh dưỡng của sữa bột công thức của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex) hoặc Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành.
Trước những thông tin nhập nhèm của một số công ty nhập khẩu sữa, nhiều phụ huynh đổ xô đi mua sữa xách tay hoặc nhờ bạn bè, người thân chuyển về từ nước ngoài. Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, NTD vẫn nên sử dụng sản phẩm trong phim vo thuat nước hoặc sản phẩm đã được cấp phép nhập khẩu, bởi khó có thể kiểm chứng nguồn gốc, chất lượng của sữa xách tay. “Ngoài ra, sản phẩm nước ngoài được sản xuất dựa trên những nghiên cứu về trẻ em ở nước sở tại nên chưa chắc đã phù hợp với trẻ Việt. Ví dụ, ở Việt Nam, trẻ có thể sẽ cần nhiều vi chất hơn. Khi các hãng sữa ngoại được cấp phép cung cấp vào thị trường Việt tức đã được xem xét về điều kiện này”, bà Lâm nói.
H. Anh
Ngày 28/2, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có buổi gặp phóng viên báo chí thông tin chính thức về thực phẩm chức năng sữa dê Danlait. Trước câu hỏi của phóng viên về việc cho rằng: sự việc gây tranh cãi lần này giữa doanh nghiệp và Cục ATTP một phần là do sự quản lý yếu kém của cơ quan quản lý, chỉ cấp phép trên hồ sơ, giấy tờ mà không kiểm soát được chất lượng thực tế, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP khẳng định: những sản phẩm có dinh dưỡng nhập khẩu sẽ được 13 cơ quan kiểm tra nhà nước do Bộ Y tế chỉ định kiểm định, vì thế không có chuyện cấp phép trên giấy tờ được. Trước những nghi ngờ về sản phẩm bổ sung sữa dê Danlait nhập từ Trung Quốc chứ không phải từ Pháp, ông Lê Văn Giang - Phó cục trưởng Cục ATTP cho biết, để đảm bảo tính khách quan, ngày 21/2, Cục ATTP đã gửi công văn tới Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đề nghị xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nói trên. Đến ngày 25/2, Tổng cục thực phẩm, Bộ Nông nghiệp, Nông lương và Lâm sản Pháp đã có văn bản trả lời Cục ATTP (thông qua Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) xác nhận các sản phẩm sữa dê Danlait do Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu được lưu hành tại Pháp và tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn thực phẩm tại quốc gia này. Đồng thời, cơ quan này cũng khẳng định đây là sản phẩm thông thường chứ không phải thực phẩm chức năng. Trúc Khuê |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét