Việc không nhiều
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) - khu chế xuất (KCX) TP Hồ Chí Minh (Hepza), cho biết, hiện đã có hơn 95% lao động trên địa bàn trở lại làm việc. Tình hình hoạt động sản xuất và nhân sự của các doanh nghiệp đã ổn định. Năm nay, tỷ lệ công nhân trở lại làm việc đạt mức cao do trước Tết các doanh nghiệp tập trung chăm lo khá tốt đời sống của người lao động; mặt khác, tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm đơn hàng, phải cắt giảm lao động nên cơ hội "nhảy việc" của người lao động là không nhiều.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà ghi chép thông tin tuyển dụng của Công ty Triump. |
Chị Đoàn Thị Lệ (28 tuổi, quê Hà Tĩnh), công nhân may Công ty Chutex tại KCN Sóng Thần 2, cho biết, ngành may có thu nhập thấp hơn so với mặt bằng các ngành công nghiệp nhẹ khác, nên sau Tết, nhiều bạn bè của chị đã tìm công việc khác với kỳ vọng có thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, vì đã làm việc với công ty 5 năm, mức lương cũng thuộc vào "tốp" cao nên chị không có ý định chuyển việc mới. Vả lại, để giữ công nhân nên sau Tết, công ty cũng có chính sách lì xì, tăng lương nên chị cũng hài lòng.
Dạo quanh một vòng các KCX-KCN của thành phố, như KCX Linh Trung I, KCX Linh Trung II, KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Bình..., dễ nhận thấy là dù không bằng các năm trước nhưng vẫn có nhiều băng rôn đăng thông báo tuyển dụng của các ngành may, điện tử… với mức lương 3,5-5 triệu đồng/tháng, kèm theo các chế độ đãi ngộ khác. Tuy nhiên, không nhiều người lao động tìm việc "dừng chân" ở các công ty có đăng thông báo tuyển dụng. Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thu Hà (quê Thanh phim vo thuat Hóa) trước bảng tuyển dụng của Công ty Triump (chuyên may trang phục lót, nằm ở đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức). Cầm trên tay quyển sổ và ghi chép rất cẩn thận thông tin tuyển dụng của các công ty, chị Hà cho biết năm ngoái chị phải nghỉ việc sớm vì công ty không có đơn hàng. Ăn Tết xong, chị quyết định chuyển chỗ làm. Suốt mấy ngày đạp xe đi tìm, chị thấy mức lương của nhiều nơi năm nay cũng chỉ tương đương năm ngoái nên quyết định sẽ nộp đơn vào Công ty Triump vì doanh nghiệp này ít tăng ca, chỉ làm việc đến 16h, phù hợp với người có con nhỏ như chị.
Bớt "nhảy việc"
Năm nay, nhiều doanh nghiệp có đơn hàng từ rất sớm, như Công ty Thực phẩm Minh Đạt (số 12 đường 2, khu phố 6, Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), chuyên sản xuất bò viên, cá viên, bắt đầu làm việc từ ngày mùng 6 Tết. Khi "khai trương", do nhiều công nhân về quê ăn Tết chưa vào kịp nên công ty phải tuyển công nhân làm việc thời vụ, trả mỗi giờ làm việc 25.000-30.000 đồng. Riêng số công nhân chính, 100% phải tăng ca liên tục, được khuyến khích bằng chế độ thưởng khá tốt.
Theo các hiệp hội ngành nghề, thị trường lao động đầu năm ổn định và ít biến động hơn trước đó. Ngành da giày, vốn có lượng công nhân biến động rất lớn sau Tết, năm nay chỉ còn khoảng 10% công nhân “nhảy việc” sau Tết. Ông Trần Anh Tuấn , Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, do tình hình khó khăn, một số doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động, khiến nhiều lao động mất việc hoặc khó kiếm được việc làm. Chính vì vậy, người lao động có tâm lý "giữ chỗ", khác hẳn mọi năm (năm 2012 dịch chuyển lao động trên 20%, năm 2011 trên 30%).
Cũng theo trung tâm, trong tháng 3, thị trường TP Hồ Chí Minh cần khoảng 30.000 lao động. 7 nhóm ngành nghề có chỉ số nhu cầu tuyển dụng cao và có xu hướng gia tăng trong quý I năm 2013 là nhân viên kinh doanh - bán hàng, dịch vụ phục vụ, kế toán - kiểm toán, công nghệ thông tin, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, dệt may, da giày, hành chính văn phòng. Riêng các nhóm ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, dịch vụ phục vụ… đa số cần nhu cầu lao động trung cấp, sơ cấp nghề, lao động phổ thông, vẫn lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét