Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Hoa như sau: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; công chức, viên chức làm việc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Theo quy định tại điểm b, khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Luật BHXH thì một trong các trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản là lao động nữ sinh con. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là người lao động sinh con phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con Tại điểm a, điểm d, khoản 1 và khoản 4 Điều 31 Luật BHXH quy định: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường. Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc theo quy định nêu trên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày. Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Sắp tới, theo quy định tại Điều 157 Bộ Luật lao động năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013, nếu lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Chế độ khi sinh con Tại Điều 34, Điều 35 và Điều 37 Luật BHXH phim vo thuat quy định mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mức hưởng chế độ thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh như sau: - Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. - Người lao động hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. - Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung. Trường hợp bà Nguyễn Thị Hoa, y tá làm việc tại bệnh viện huyện là viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu bà Hoa có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, thì khi sinh con vào ngày 21/9/2012 bà Hoa được nghỉ sinh con 4 tháng và được hưởng chế độ nêu trên. Luật sư Lê Văn Đài VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội * Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật. Tin liên quan: >> Bộ LĐTBXH trả lời về chế độ nghỉ thai sản 6 tháng >> Trường hợp nghỉ thai sản 6 tháng >> Chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản >> Giải quyết chế độ khi trùng thời gian nghỉ sinh con và nghỉ ốm >> Chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
Chính sách đối với lao động nữ sinh con
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Hoa (dientho16@...) làm y tá tại bệnh viện huyện, đã sinh con ngày 21/9/2012. Bà Hoa muốn được biết, bà được hưởng những chế độ gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét