Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Bảo hiểm thất nghiệp đang là “chỗ dựa” của người lao động

 Trao đổi với PV Báo SGGP, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTB-XH) Lê Quang Trung khẳng định, sau hơn 3 năm đi vào cuộc sống, đến nay chính sách bảo hiểm thất nghiệp người lao động của nước ta đã lập được nhiều kỷ lục, thực sự là “chỗ dựa” tin cậy của người lao động. 

 - Phóng viên:   Ông có thể nói rõ hơn về những “tín hiệu tích cực” khi triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp? 

 >> Ông LÊ QUANG TRUNG:  Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định, việc triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã đạt được nhiều “kỷ lục” với những con số ấn tượng. Đầu tiên phải kể tới việc, sau 3 - 4 năm triển khai, đến nay cả nước đã có tới 8,07 triệu người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong năm 2012, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp vẫn tăng thêm 6,6% so với năm trước. Như vậy, số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, bên cạnh nguyên nhân do chịu ảnh hưởng biến động của nền kinh tế thì phải thừa nhận là do nhận thức của người lao động đã được nâng lên rõ rệt, đồng thời công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, giúp nhiều người lao động có điều kiện tiếp cận với chính sách mới.

Bảo hiểm thất nghiệp đang là chỗ dựa của người lao động. Ảnh: CAO THĂNG

Cũng nhờ có chính sách này, sau 3 năm, cả nước đã có 1.007.640 lượt người bị ảnh hưởng việc làm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và trong số đó, đã có 869.115 người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp và chi trả tiền trợ cấp. Theo phân loại và đánh giá thì tỷ lệ nữ là nhiều hơn cả, chiếm tới 58,83%.

Cùng với việc chi trả tiền trợ cấp để giúp lao động ổn định cuộc sống, tạo bước đệm trước khi tìm được việc làm mới thì hiện nay các trung tâm giới thiệu việc làm trong cả nước cũng rất tích cực hỗ trợ lao động để chuyển đổi. Theo thống kê, trong 3 năm qua, số người được tư vấn giới thiệu việc làm đã tăng lên nhanh chóng với 691.905 người (chiếm 79,61% trong tổng số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp). Đặc biệt trong năm 2012, các địa phương đã tổ chức hỗ trợ kinh phí học nghề để tìm việc làm mới cho 4.776 người (tăng tới 460,5% so với năm 2011).

 - Theo báo cáo của các địa phương trong năm 2012 thì số lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên đột biến, phải chăng do việc làm đang quá khó khăn? 

Theo chúng tôi, số đăng ký gia tăng là do việc chấp hành các chính sách, chế độ thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp và ký hợp đồng giữa doanh nghiệp và lao động hiện nay đã tốt hơn. Bên cạnh đó, do số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã tăng hơn trước, trong khi số người đủ điều kiện (tháng) đóng để hưởng cũng tăng lên. Mặt khác, cũng phải thừa nhận là do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều người bị mất việc làm và chuyển đổi công nghệ tại các nhà máy, di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra   phim vo thuat   khỏi nội thành… Như vậy, khó khăn về việc làm chỉ là một phần của việc gia tăng số lượng lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.

 - Dự báo tình hình năm 2013 sẽ như thế nào, thưa ông? 

Năm 2013, số người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp vẫn sẽ tăng do kinh tế vẫn còn khó khăn, song theo chúng tôi mức độ tăng không lớn. Có hiện tượng chung trên cả nước những năm gần đây là cứ những tháng đầu năm thì tỷ lệ lao động đăng ký thất nghiệp gia tăng mạnh ở các trung tâm nhưng càng dần về cuối năm thì lại giảm. Lý do là gần đến tết, người lao động muốn giữ chỗ để có tiền thưởng tết. Thanh toán xong mới “nhảy” việc. Đó là tâm lý chung của người lao động. Do đó, khi số lượng người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp gia tăng đột biến thì cũng không nên quá lo lắng.

 - Nhưng trong trường hợp kinh tế khó khăn, việc làm cắt giảm thì thất nghiệp là điều khó có thể tránh. Vậy về lâu dài Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp có vỡ như nhiều người từng lo ngại? 

Không thể có chuyện vỡ được. Từ khi bắt đầu triển khai là năm 2009 đến nay, nền kinh tế liên tục gặp khó khăn, số lượng người bị ảnh hưởng việc làm tăng lên, nhưng tính đến nay, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn dư tới 16.000 tỷ đồng.

 - Có một điều mà người lao động cũng như cơ quan quản lý bức xúc, lo ngại là tình trạng nhiều đối tượng lách luật, lợi dụng kẽ hở để “trục lợi” tiền bảo hiểm thất nghiệp… 

Khi triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chúng tôi đã dự báo tới 7 - 8 khả năng có thể xảy ra mà người lao động có thể lợi dụng. Chẳng hạn như chủ doanh nghiệp và người lao động thông đồng với nhau. Nhưng trong năm 2012, chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra mà không phát hiện có trường hợp nào như vậy. Việc phát hiện các trường hợp doanh nghiệp đã chấm dứt hợp đồng với người lao động mà sau đó lại tuyển dụng trở lại không hề khó. Bởi sau khi đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động đóng bảo hiểm ở đâu là cơ quan bảo hiểm xã hội “soi” ra ngay.

 - Những điểm mới để khắc phục bất cập trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay là gì, thưa ông? 

Điểm mới nhất là bắt đầu từ ngày 15-1-2013, thay vì phải đăng ký bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan lao động trong thời hạn chỉ có 7 ngày sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ được kéo dài thời hạn này tới 3 tháng để tạo điều kiện về thủ tục cho lao động.

Quy định mới cũng đưa ra ràng buộc: trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần cho người lao động. Trường hợp, cơ quan bảo hiểm xã hội không thực hiện việc chi trả theo đúng thời hạn quy định hoặc từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan lao động và người lao động biết và nêu rõ lý do. Tức là rút ngắn thời hạn bắt đầu chi trả để tạo thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho lao động.

 Văn Phúc 


phim thai cuc quyen 2

phim nữ sát thủ gợi cảm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét