Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Chuyên gia: Cần cơ chế đãi ngộ hơn là tăng tuổi hưu

 (TBKTSG Online) - Dự thảo Nghị định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đưa ra đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động có trình độ chuyên môn cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt thêm 5 năm; được các chuyên gia cho rằng, cần cơ chế đãi ngộ riêng cho đội ngũ lao động này, không nhất thiết phải kéo dài tuổi nghỉ hưu. 

Sơn Nghĩa

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần cơ chế đãi ngộ riêng cho đội ngũ lao động cấp cao, không nhất thiết phải kéo dài tuổi nghỉ hưu. Ảnh: S.N

>> Xem chi tiết Bộ luật Lao động năm 2012 tại đây

Theo Bà Ngô Vân Hoài, chuyên gia về lao động của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội, Nhà nước vẫn có thể tạo ra cơ chế làm việc hợp lý hơn, bằng chế độ làm việc linh hoạt nhằm kéo dài thời gian cống hiến cho nhóm lao động này. Cụ thể, Nhà nước có thể quy định thời gian làm việc ít hơn cho nhóm lao động này sau tuổi hưu bằng cách để cho người lao động chọn thời gian thích hợp để làm việc.

Thực hiện điều này, Nhà nước vừa có thể phát huy trí tuệ, chất xám của người lao động và tạo việc làm mới.

“Nếu những cán bộ trong ngành nghiên cứu khoa học, lao động cấp cao muốn cống hiến cho xã hội vẫn có thể làm được sau khi nghỉ hưu chứ không cần vẫn ở trong biên chế Nhà nước và kéo dài tuổi hưu”, bà Hoài khẳng định. Việc dành cho đội ngũ lao động cấp cao chế độ đãi ngộ riêng nhằm tận dụng khả năng cống hiến của họ hơn là kéo dài tuổi hưu", bà nói.

Đánh giá về dự thảo này, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, dự thảo đề xuất kéo dài tuổi hưu cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu nhằm kéo dài thời gian cống hiến cho xã hội được các chuyên gia cho là hợp lý. Bởi khi kéo dài tuổi nghỉ hưu của đối tượng lao động này sẽ giúp Nhà nước   phim vo thuat   bớt đi chi phí đào tạo cho đội ngũ kế cận.

Tuy nhiên, theo ông Phong, việc kéo dài tuổi hưu chỉ áp dụng cho các chuyên gia đầu ngành trong các ngành giáo dục, y khoa và nghiên cứu khoa học, cũng có thể tính đến những nhà lãnh đạo, quản lý tốt. Kéo dài tuổi hưu của nhóm lao động đặc thù này cần phải dựa trên cơ sở tận dụng năng lực và chất xám của họ để cống hiến cho xã hội chứ không nên giao quyền cho họ như ở vị trí cũ. Những vị này nếu tình nguyện ở lại cống hiến, không nhất thiết phải làm lãnh đạo ở cơ quan và tổ chức mà họ đang công tác.

Dự thảo nghị định đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là nghị định quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều 187 Bộ Luật Lao động 2012 về tuổi nghỉ hưu. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động có trình độ chuyên môn cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt thêm 5 năm so với quy định hiện nay. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất và đang chờ lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ trong tháng 3 - 2013. Ngoài phương án tăng tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ thêm 5 năm để áp dụng từ ngày 1 – 1 – 2014.

Điều 187 (Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012) về tuổi nghỉ hưu:

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.


phim họa bì 2

xem phim chan troi mo uoc

xem phim vong quay hanh phuc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét