Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Giúp việc gia đình sắp được coi là nghề

 QĐND - Từ lâu, người giúp việc gia đình (ô-sin) đã trở nên rất quen thuộc với đại bộ phận người dân Việt Nam và nhu cầu thuê giúp việc gia đình tiếp tục tăng. Thế nhưng, đây vẫn chưa được coi là một nghề. Chính vì vậy, quyền lợi hợp pháp của ô-sin vẫn còn bị xâm hại... Về phía các gia chủ cũng lâm vào cảnh khốn đốn vì ô-sin không “trả phép” đúng hạn... 

Người giúp việc tại một gia đình ở TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Nguồn: Internet

Từ vài năm nay, cứ sau dịp Tết Nguyên đán là nhiều gia đình lại bị xáo trộn bởi người giúp việc (ô-sin) không trở lại làm việc. Có những gia đình hứa thưởng cho ô-sin từ một đến hai tháng lương cho việc lên đúng hẹn, nhưng sau Tết thì họ vẫn cứ bặt vô âm tín. Tình trạng ô-sin về nghỉ Tết hứa hẹn lên sớm nhưng rồi tìm đủ lý do để nghỉ qua rằm xảy ra thường xuyên. Thế là, không ít gia đình, nhất là các gia đình công chức lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Ô-sin không đi làm, nên mọi hoạt động trong gia đình bị xáo trộn. Các cặp vợ chồng phải thay nhau nghỉ làm hoặc đi muộn về sớm để lo việc gia đình. Để khắc phục, các gia đình đành phải tìm đến trung tâm môi giới việc làm để tìm người giúp việc mới hoặc thuê người giúp việc theo ngày. Do “cầu” vào thời điểm sau Tết tăng mạnh khiến nguồn “cung” đang rơi vào tình trạng “cháy” người giúp việc. Đây cũng chính là cái cớ để ô-sin, các trung tâm môi giới việc làm gây sức ép đòi tăng lương, tăng giá với gia chủ.

Xét về tổng thể, đòi tăng lương chỉ là một yếu tố, vấn đề chính ở đây là giúp việc hiện vẫn chưa được coi là một nghề, chưa có sự ràng buộc về pháp lý, chưa được đào tạo bài bản, không tránh được những mâu thuẫn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Khi cả hai yếu tố rất lớn này chưa thể gặp nhau, nên mối quan hệ giữa người thuê và người được thuê chỉ đơn giản là thỏa thuận miệng. Chính vì vậy, quyền lợi của cả hai bên đều không được bảo đảm. Để khắc phục vấn đề này, các cơ quan chức năng đã khẩn trương hoàn chỉnh các điều luật để điều chỉnh. Tháng 6-2012, Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung) được thông qua, trong đó có những điều khoản công nhận giúp việc gia đình là một nghề. Cụ thể là, Bộ luật Lao động đã dành 5 điều khoản cụ thể điều chỉnh loại hình lao động này. Tại Việt Nam, người giúp việc gia đình tuy được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá là đã có bước khởi đầu tốt, nhưng đại diện của ILO khuyến nghị cần có thêm những hướng dẫn thi hành cụ thể cho lĩnh vực đặc thù này để có thể đưa luật vào cuộc   phim vo thuat   sống.

Bà Lin Lean Lim, chuyên gia cao cấp và cố vấn của ILO về Bình đẳng giới và Việc làm Bền vững nhận định: “Cần phải luật hóa vấn đề lao động giúp việc bởi bộ phận này đang ngày một tăng trong lực lượng lao động”. Theo một báo cáo mới của ILO, hàng triệu lao động giúp việc gia đình trên thế giới không được hưởng những chính sách bảo vệ như những lao động khác. Trong khi đó, Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ về nhóm lao động đang gia tăng trong lực lượng lao động này.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB và XH Phạm Minh Huân đồng ý rằng, vấn đề giúp việc gia đình là “một vấn đề lớn của Việt Nam” không chỉ bởi nhu cầu gia tăng trong xã hội, mà còn ở chỗ Việt Nam đưa lao động giúp việc ra nước ngoài và tiếp nhận giúp việc nước ngoài làm việc ở Việt Nam, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh. Một nghiên cứu do Bộ LĐ-TB và XH và ILO thực hiện trong năm 2011 cho thấy, 46% các hộ gia đình được khảo sát ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có người giúp việc và tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi so với giai đoạn trước năm 2000. Nữ giới chiếm tới 90,7% các giúp việc gia đình và phần lớn là lao động nhập cư. Cả hai nhóm này đều dễ bị tổn thương, dễ trở thành nạn nhân của phân biệt đối xử, bóc lột và lạm dụng. Bởi vậy, đưa giúp việc gia đình vào luật cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy việc làm bền vững, bình đẳng giới và bảo vệ lao động dễ bị tổn thương. Ví dụ, đầu năm 2012, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về vụ một người giúp việc 59 tuổi, quê ở Ứng Hòa, Hà Nội, bị hành hạ dã man. Người phụ nữ này đã tố cáo người thuê bà – một gia đình ở quận Ba Đình, Hà Nội đánh đập, ép bà uống nước sôi, ăn ớt và phân người và đỉnh điểm là giội nước sôi lên người bà trong thời gian 4 tháng bà làm việc ở đó.

Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, Bộ LĐ-TB và XH hiện đang soạn thảo tài liệu hướng dẫn thi hành các điều khoản này trước khi Bộ luật có hiệu lực vào tháng 5-2013, đồng thời đang xem xét ra một nghị định dưới luật. Văn bản hướng dẫn cần định nghĩa cụ thể về lao động giúp việc gia đình, quy định các vấn đề chính trong hợp đồng lao động và phải bao gồm cả các công ty môi giới cung cấp lao động giúp việc.

Công ước 189 của ILO, lao động giúp việc gia đình phải được hưởng những quyền cơ bản của người lao động như các lao động khác. Những quyền này bao gồm: Thời gian làm việc hợp lý; được nghỉ ngơi tối thiểu 24 giờ liên tục trong một tuần; hạn chế trả lương bằng hiện vật; thông tin rõ ràng về điều khoản, điều kiện làm việc, tuân thủ các nguyên tắc và quyền cơ bản ở nơi làm việc, bao gồm quyền tự do thành lập và tham gia các hiệp hội và quyền thương lượng tập thể.

Bài và ảnh: HÀ VŨ 


phim họa bì 2

phim thái cực quyền 2

xem phim nữ sát thủ gợi cảm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét