Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Cẩn trọng trước lời mời đi Angola

 SGTT.VN - Nhiều doanh nghiệp có lẫn không có giấy phép xuất khẩu lao động đang rầm rộ thông báo tuyển lao động đi Angola với nhiều lời hứa hẹn hấp dẫn. 

Đi được: không bảo đảm

Đọc được thông báo tuyển dụng lao động đi Angola với mức lương hấp dẫn, nhóm phóng viên chúng tôi trong vai người lao động đến tìm hiểu thông tin tại công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng, cơ sở đào tạo xuất khẩu lao động và tư vấn du học tại Hà Nội. Người đàn ông tên Tú hào hứng giới thiệu, công việc chủ yếu là làm trong ngành xây dựng với các nghề như thợ hàn, thợ cắt, thợ xây… mức lương từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Chủ sử dụng lao động không yêu cầu lao động phải có nghề. Chúng tôi chỉ phải làm 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần, được nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật. Ngoài ra, người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội và các chế độ ngày nghỉ, ngày lễ… theo chính sách của Angola. Hồ sơ cũng không phức tạp, ngay khi nộp hồ sơ lao động phải đặt cọc khoản tiền là 1.000 USD quy ra tiền Việt. Tuy nhiên ngay sau khi được hỏi về việc hợp đồng này có thông qua bộ Lao động không (bộ Lao động – thương binh và xã hội) thì nhận được câu trả lời là đi theo hợp đồng cá nhân, không thông qua bộ.

Theo ghi nhận của phóng viên, đang có nhiều doanh nghiệp đưa ra các thông báo tuyển đi làm việc tại Angola theo cách như vậy. Công ty cổ phần xuất khẩu lao động thương mại và du lịch (Colecto) tại tỉnh Hưng Yên cũng có thông báo tuyển dụng lao động đi Angola ngành xây dựng với mức lương khoảng 1.000 USD/tháng (20 – 22 triệu đồng). Hiện đã có một số lao động nộp hồ sơ và đặt cọc 22 triệu đồng và nhận được lời hứa 2 – 3 tháng sẽ xuất cảnh. Tuy nhiên sau khi biết thị trường Angola nhiều rủi ro, người lao động đến xin rút lại tiền nhưng công ty không trả.

Không chỉ công ty có giấy phép xuất khẩu lao   phim vo thuat   động mà nhiều công ty không có giấy phép cũng thông báo tuyển lao động đi Angola. Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và truyền thông quốc tế Minh Ngọc có trụ sở tại đường Trần Cung, Hà Nội cũng thông báo tuyển dụng lao động đi thời hạn một năm với lời hứa hẹn hấp dẫn như vậy.

Không đi được: khó đòi lại tiền

Vào tháng 1.2013, tại tỉnh Nghệ An, lao động Nguyễn Quang Hạnh, 36 tuổi đến trụ sở công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu xây dựng Cosevco tại Nghệ An để đòi lại 2.500 USD tiền đặt cọc đi làm việc tại Angola và đã bị côn đồ ở đây sát hại. Nhiều lao động khác đã nộp tiền đặt cọc như anh Đặng Văn Kiêm ở Thụy Lôi, Tiên Lữ, Hưng Yên đặt cọc cho công ty Colecto 22 triệu đồng tới giờ cũng chưa đòi lại được. Khi lao động đến đòi tiền, doanh nghiệp luôn đưa ra các lý do để thoái thác và chưa trả.

Theo ông Lê Văn Thanh, phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc bộ Lao động – thương binh và xã hội, hiện tại lao động sang làm việc tại Angola đi theo hợp đồng cá nhân, thuộc diện nhân thân bảo lãnh, công việc thường không ổn định. Chi phí y tế tại Angola rất đắt đỏ nên nếu không may bị bệnh, người lao động sẽ phải chi phí lớn nên cần cẩn trọng khi đi làm việc theo diện này. Ngoài ra còn có một kiểu khác đưa đi lao động tại Angola dưới diện bảo lãnh hợp đồng cá nhân nhưng sang tới nơi, người lao động lại không làm việc đúng địa chỉ và chủ sử dụng lao động. Đến khi hết việc người lao động phải tự tìm việc và tự chi trả các phí sinh hoạt cho bản thân nên cũng rất rủi ro.

Về phía cơ quan quản lý, hiện nay có hai doanh nghiệp có đăng ký hợp đồng tuyển dụng lao động đi Angola là công ty Oleco và công ty IMS, tuy nhiên hai hợp đồng này chưa được chấp nhận. Do vậy, người lao động cần thực sự cẩn trọng trước những lời mời chào hấp dẫn.

Tây Giang


xem phim huyet trich tu

phim nu sat thu goi cam online

xem phim dong tuoc dai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét