Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Đầu năm đi kiếm việc làm

 Quê tôi thuộc một xã nghèo ở vùng sâu của tỉnh Phú Thọ; điện lưới quốc gia về từ năm 2001; Chương trình 135 của Chính phủ bước đầu kiến thiết cho địa phương nhiều hạng mục kết cấu hạ tầng… 

Song nhìn chung điều kiện kinh tế, đời sống của bà con nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính vì vậy, mỗi dịp ra tết là những cuộc li hương, mưu sinh lại bắt đầu rộn ràng khắp thôn xóm, nhưng tôi vẫn cảm nhận được trong đó như tiếng sáo buồn réo rắt ngân dài không dứt ở các vùng quê nghèo khó.

Nếu những ngày giáp tết (từ 23 tháng Chạp trở đi) nhân dân quê tôi chuẩn bị tết nhộn nhịp nhường nào, cảnh người xe tấp nập trở về quê ăn tết, thì ra tết, từ mùng 5 tháng Giêng, không khí lại trầm lắng buồn ngần ấy. Gần như hầu hết đàn ông, trai trẻ trong làng lũ lượt tay xách, nách mang ba lô, hành lí, kẹp ba, kẹp bốn trên chiếc xe “ôm” để ra bến xe, bến tàu, hoặc đứng túm tụm ven Quốc lộ 70 bắt xe khách tỏa về các tỉnh, thành phố để đi làm ăn. Thậm chí có người còn phải lên đường đi làm ăn từ mùng 3, mùng 4 tết… bởi nơi làm việc của họ ở xa quê, phải chuyển mấy chặng xe, đi hết mấy ngày đường mới kịp… Làng tôi, phần lớn người dân tìm việc làm ở Hà Nội, với đủ thứ nghề như ô-sin, thợ hồ, bốc vác, bán hàng, thợ sơn… Cũng có nhiều người đi làm ở các khu công nghiệp tận miền Trung, miền Nam… Thanh niên trai tráng thì hay lên tận các vùng sơn cước làm công nhân phá đá, khai thác khoáng sản, lâm sản… Cứ thế, từ   phim vo thuat   sáng sớm, cái tinh khôi của những ngày đầu năm mới bị sự ồn ã, nhốn nháo của người xuôi, kẻ ngược phá vỡ, tất cả chỉ vì hai chữ “mưu sinh”.

Những lao động chính của các gia đình nông thôn chờ xe khách chở đi tìm việc làm
trong những ngày đầu năm mới.
Ngắm nhìn những cánh đồng lúa, đồi chè xa tít tắp trên quê nhà, tôi thấy vẫn còn nhiều đồng đất, đồi núi với thổ nhưỡng không phải nghèo nàn, song những cánh đồng lúa, rau màu uốn lượn theo những triền đồi ấy không có ai chăm sóc, vì những lao động chính đã đi làm ăn xa cả rồi, ở lại thôn quê chỉ còn ông bà già và trẻ nhỏ; đồng ruộng không được thâm canh tăng vụ, giỏi lắm cũng chỉ tận dụng được hai vụ lúa chóng vánh… để rồi lại hết năm. Đi đây đi đó, tôi được nghe rất nhiều cụm từ “dám làm giàu trên chính đồng đất quê hương mình”, vậy mà thực trạng làng quê tôi thật buồn, giá mà đàn ông, đàn bà, thanh niên trai tráng quê tôi đừng li hương đi tìm việc làm, mà hãy ở lại quê nhà tận dụng “rừng vàng, đất vàng” làm giàu cho gia đình và quê hương thì hay biết bao nhiêu? Điều đó làm tôi day dứt mãi không nguôi những ngày đầu Xuân Quý Tỵ 2013.

  Bài và ảnh Kim Chiến  


xem phim thai cuc quyen 2012

xem phim đổng tước đài

phim huyet trich tu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét