Trong buổi làm việc chiều ngày 27/2 với Bảo hiểm xã hội TP. HCM về những vấn đề bất cập trong việc thực hiện luật bảo hiểm trên địa bàn, Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội công bố tính đến ngày 31/12/2012, TP. HCM có 19.970 doanh nghiệp nợ hơn 690 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội, dẫn đầu cả nước. Trong đó, 80-90% doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ bảo hiểm xã hội từ dưới 1-3 tháng. Trong số này, TP.HCM chưa thu được của 40.000 doanh nghiệp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội trên 1 tỉ đồng thường kéo dài thời gian trên 12 tháng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nợ hàng chục tỉ đồng và gần như không có khả năng trả nợ như: Tập đoàn Vinashin, Vinalines nợ hàng chục tỉ, các công ty thuộc Tập đoàn Mai Linh tại TPHCM nợ 49 tỉ đồng,... Từ đầu năm 2012 đến nay, Bảo hiểm xã hội thành phố đã khởi kiện 493 doanh nghiệp nợ trên 201 tỉ đồng, tuy nhiên chỉ thu hồi được trên 51 tỉ đồng.
Lý giải nguyên nhân nợ ngày càng phức tạp, Bảo hiểm xã hội thành phố cho biết, do khủng hoảng kinh tế, đa số doanh nghiệp rơi vào khó khăn nên chấp nhận chịu phạt, chậm đóng để chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội vì lãi phạt thấp hơn lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi trong phim vo thuat tảng băng chìm, thực tế, nhiều doanh nghiệp cố tình nợ chây ì, trốn nợ trong một thời gian dài, không chỉ ở giai đoạn làm ăn thất bát mà cả các giai đoạn làm ăn có lãi. Vì vậy, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và việc giải quyết quyền lợi của người lao động khi bị mất việc làm, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Hơn nữa, theo bà Nguyễn Thị Thu - Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận 3 cho rằng, mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, trong đó tối đa là 30 triệu đồng đối với hành vi trốn nợ, nộp không đủ, nợ đọng hàng trăm tỷ bảo hiểm xã hội là quá thấp chưa đủ sức răn đe. Tiền lãi chậm nộp cũng chỉ bằng 0,05% trên tổng số tiền nợ cho mỗi ngày chậm đóng, nhưng không quá 30 ngày. Trong khi đó, với số tiền chiếm dụng hàng tỷ đồng, nếu đem gửi ngân hàng, doanh nghiệp sẽ thu lợi lớn. Vì vậy, tình trạng vi phạm ngày càng tràn lan, doanh nghiệp càng nhờn, thậm chí sẵn sàng vi phạm và chịu phạt hoặc tìm mọi cách để lách luật, trục lợi từ những kẽ hở của pháp luật.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Cao Văn Sang – Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố - đề nghị nên bổ sung các hành vi cố tình chây ì nợ đọng bảo hiểm xã hội vào diện xử lý hình sự với người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động nhiều lần vi phạm hoặc có tiền nợ đọng lớn. Đồng thời, nâng mức phạt lên 20% số tiền vi phạm mới có thể đủ sức răn đe. Trước đó, nhiều lần các địa phương đã đề nghị bổ sung các mức xử phạt đối với hành vi này nhưng chưa được thông qua. Nếu chừng nào, các kiến nghị này vẫn tiếp tục bị xếp xó thì quyền lợi của hàng vạn lao động vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng.
http://bigphim.net/xem-phim/vong-quay-hanh-phuc-tap-2020-804.html
http://bigphim.net/xem-phim/alice-pho-cheongdamdong-tap-1616-805.html
http://bigphim.net/xem-phim/thai-cuc-quyen-2-anh-hung-ba-dao-780.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét