Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Sao Kế Đô chiếu mệnh nước Anh

SGTT.VN - Mấy năm gần đây Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland có vẻ hạn nặng. Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến giờ chẳng mấy khi đọc được tin gì vui vẻ, tích cực trên báo chí Anh cả. Không những thế, một loạt các vụ tai tiếng xảy ra trên nhiều lĩnh vực từ báo chí, cho đến xã hội và mới đây nhất là Giáo hội làm cho không khí càng trở nên ngột ngạt.

Vừa mới nhậm chức, liên minh cầm quyền giữa hai đảng Bảo thủ và Tự do đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối cắt giảm chi tiêu phúc lợi và nhất là tăng học phí lên gấp ba lần ở vùng England và Wales.

Sinh viên tức giận đến mức tấn công cả trụ sở của đảng Tự do Dân chủ. Rồi sau lại xảy ra vụ bạo loạn đốt phá kèm hôi của lan từ London ra các vùng khác vốn bắt đầu từ việc tức giận với cách hành xử của cảnh sát. Gần đây, cả nước Anh bị chấn động mạnh bởi hai xì căng đan báo chí và xã hội nghiêm trọng.

Về báo chí, việc phanh phui hành vi nghe trộm điện thoại của người dân, hối lộ cảnh sát để lấy tin và khả năng có sự dây dưa can thiệp với giới chính trị đã khiến cho một trong các tờ báo lâu đời nhất ở Anh phải đóng cửa.

Một loạt nhà báo bị bắt giam để điều tra. Rồi thì chính phủ phải thành lập hẳn một Ủy ban để điều tra xem xét các vấn đề liên quan đến báo chí. Ủy ban này triệu tập đủ mọi thành phần từ đương kim cho đến cựu Thủ tướng, rồi cả trùm truyền thông toàn cầu ra để mà chất vấn kéo dài mấy tuần lễ.

Cả nước đang ngóng cái báo cáo của Ủy ban này để xem cái gì đã thật sự xảy ra, lỗi nằm ở đâu, và cần phải làm gì để mà sửa chữa.

Chưa hết, và kinh hoàng là việc phanh phui hành vi lạm dụng tình dục trẻ em của một ngôi sao ca nhạc, một người dẫn chương trình của BBC đã thật sự đập mạnh đến đạo đức xã hội, Không hiểu bằng cách nào mà trong vòng hơn 30 năm con người này đã có thể lạm dụng hàng trăm trẻ em mà không bị phát hiện cho đến khi qua đời.

Không những thế ông ta còn được ca tụng, tên tuổi và hình ảnh được sử dụng để đặt tên cho đường phố, trường học. Nghi vấn là có ai giúp ông ta ém nhẹm chuyện này ngay từ trong chính bản thân BBC hay không?

Đáng tiếc là trong quá trình điều tra và đưa tin báo chí có vẻ lại quá nhanh ẩu đoảng dẫn đến cáo buộc nhầm sang cả những người khác vốn cũng quyền cao chức trọng và đàng hoàng.

Bổ sung thêm cho các nan đề xã hội này, chính quyền trung ương sau một thời gian phản đối đã phải đồng ý để cho Scotland tiến hành trưng cầu dân ý xem người dân Scotland có muốn lại tách ra thành một quốc gia độc lập hay không vào năm 2014? Lại là vì nó đã từng là một quốc gia độc lập cho đến năm 1707.

Cũng khá đau đầu, bởi trong một câu lạc bộ nhiều thành viên như Liên hiệp Vương quốc Anh, khi một thành viên được hưởng quyền này thì các thành viên khác dễ cũng đòi được hưởng lắm. Vớ vẩn mấy năm nữa chúng ta lại thấy có đến 3-4 quốc gia độc lập ở cái khu vực lãnh thổ từng là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland chứ chẳng chơi.

Cuối cùng, cái hạn cũng khá lớn của Vương quốc Anh nằm ở mối quan hệ đầy trắc trở của nó với Liên minh châu Âu. Anh quốc dạo này hay chọc tức Liên minh châu Âu bằng cách đi ngược lại các chương trình chung của khối. Từ gói cứu trợ cho đến cắt giảm ngân sách.

Giờ thì còn đối đầu trực tiếp với Tòa án Nhân quyền trong một số vấn đề như quyền bỏ phiếu của phạm nhân. Nói chung là làm châu Âu rất bực mình và khó chịu với ông thành viên miễn cưỡng này.

Với từng đấy cái hạn, cứ tưởng nước Anh khó mà qua nổi. Ấy nhưng lấp ló đằng sau sao Kế Đô người ta vẫn thấy sao Thái Dương tỏa sáng, hay nói đúng hơn tố chất của sao Thái Dương nằm trong nước Anh giúp họ chiếu lại sao Kế Đô.

Cách chính phủ và nhân dân giải quyết các vấn đề đặt ra cho thấy họ là một quốc gia tử tế, dân chủ, văn minh và nhân văn như thế nào. Đầu tiên phải nói họ dám chịu trách nhiệm. Nhất là rạch ròi trách nhiệm chính trị và pháp luật.

Ai vi phạm pháp luật thì bị truy tố, như các nhà báo hay các quan chức nhận hối lộ. Còn không họ lịch sự chấp nhận trách nhiệm chính trị bằng cách từ chức. Chẳng ai yêu cầu, chẳng ai ép.

Như ông tổng giám đốc BBC vừa mới nhận chức được vài tuần đã xin từ chức vì một bản tin thiếu chính xác của một trong các kênh thuộc đài.

Chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ sau vài năm ăn năn hối lỗi thì cũng đã chính thức lên tiếng sinh viên vì đã đi ngược lại lời hứa với họ trước bầu cử. Dù rằng mấy người bạn Anh của tôi bảo là dân chúng sẽ bắt đảng này phải chịu trách nhiệm chính trị ở kì bầu cử tới. Hàm ý rằng sẽ chẳng ai thèm bầu cho họ nữa.

Ở góc độ khác, họ cố gắng làm mọi việc một cách tốt nhất có thể. Olympic 2012 là một ví dụ. Nước Anh đã tổ chức khá thành công một kì vận hội với một ngân sách eo hẹp. Quan trọng là họ được khen đã hết sức tiết kiệm nhưng vẫn tử tế và đảm bảo chất lượng chứ không hoang phí như Olympic 2008 với nhiều công trình bị bỏ hoang sau khi Olympic chấm dứt.

2014 Glasgow lai tổ chức thế vận hội khối Thịnh vượng chung, họ cũng đang cố gắng để tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có thay vì xây mới. Họ vẫn cố gắng giữ và tăng ngân sách viện trợ phát triển quốc tế.

Bên cạnh đó, nước Anh vừa thực hiện một cuộc cải cách bộ máy chính quyền lớn nhằm làm cho nó pháp quyền và dân chủ hơn dù rằng nó đã được khen là pháp quyền và dân chủ lắm rồi.

Trần Kiên (Vương quốc Anh)


tai game dien thoai conggameviet

phim tan bach phat ma nu

49 ngay, 49 ngày

Phim 49 ngay

 

phim 49 ngay

la la i do 2 La la I do

La la i do

la la i do 3 La la I do

Xem phim La la i do

 

 

phim la la i do

phim quai hiep nhat chi mai

phim am muu athena

Nguồn: sgtt.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét