- Tình hình căng lắm rồi. Người Mỹ và phe lật đổ đang bí mật áp sát phủ Tổng thống mục tiêu của họ là bắt sống ông Diệm và ông Nhu. Anh Lê Hữu Quý (người của ta trong phủ Tổng thống) dặn tôi bảo anh phải cẩn trọng. Trong những ngày này tốt nhất là im lặng rời khỏi nơi làm việc.
Tôi khẽ gật đầu và nói:
- Cảm ơn, tôi cũng đã nắm được họ rục rịch từ hơn một tuần nay. Nhưng lúc này rời Dinh Tổng thống thì không được. Ông Nhu đang cần sự hậu thuẫn của tôi.
Ông Duật bảo:
- Thế thì rất nguy hiểm. Nếu bắt ông Diệm, ông Nhu, họ sẽ thịt cả anh đấy! Anh phải cảnh giác nhé!
Ông Vũ Hữu Duật dặn tôi rồi đi luôn. Ông Vũ Ngọc Nhạ nói: Rất may, ông Nhu yêu cầu tôi sáng hôm sau đi gặp các cha đạo để tranh thủ sự ủng hộ của khối Công giáo. Nếu hôm ấy không tách khỏi anh em Diệm, Nhu thì tôi cũng sẽ phải chết thảm hại như họ.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Mỹ ủng hộ nhóm tướng lĩnh Dương Văn Minh làm đảo chính giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Những năm tháng biến cố đầy nguy hiểm, Vũ Ngọc Nhạ vẫn giấu mình trong cái vỏ bọc vững chắc do chính ông khéo léo tạo ra. Nằm trong vỏ bọc để chờ cơ hội và cơ hội đã đến với ông. Bằng phương pháp nghiệp vụ và tài năng hoạt động tình báo của mình, Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp cận được với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Và sau đó ông đã trở thành người cố vấn rất tin cậy của chính quyền Sài Gòn do Thiệu cầm đầu. Nguyễn Văn Thiệu coi Vũ Ngọc Nhạ không chỉ là một cố vấn cho mình mà còn là người bạn tri kỉ gắn bó với nhau như “bóng với hình”. Nhờ sự tin cậy ấy, cụm tình báo A22 do Vũ Ngọc Nhạ phụ trách đã có cơ hội hoạt động và gài được nhiều người của ta vào các cơ quan đầu não quan trọng của chính quyền Sài Gòn.Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa), Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (trái).
Ảnh chụp 25-5-2001. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người giao nhiệm vụ đặc biệt
cho Vũ Ngọc Nhạ khi ông dự Hội nghị Chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc 1952.
Nhiều người muốn hiểu rõ cái phép màu gì đã giúp Vũ Ngọc Nhạ từ đức tin của họ Ngô trở thành người thân tín với gia đình họ Nguyễn Tổng thống. Tôi hỏi ông Nhạ:
- Làm cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, bằng cách nào ông lại sang làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?
- Làm cố vấn cho Diệm - ông Nhạ nói - tôi có điều kiện tiếp xúc với người Mỹ. Biết được người Mỹ có ý định chọn đối tượng lên thay Diệm. Tướng Thiệu là một trong những con bài lọt trong mắt họ. Nguyễn Văn Thiệu là một giáo dân ngoan đạo, các cha cố, linh mục có cảm tình với Thiệu. Khi ấy tôi được ủy quyền đại diện cho khối công giáo tổ chức vận động ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống. Cuộc vận động thành công, Thiệu tha thiết mời tôi vào Dinh Độc Lập làm cố vấn đặc biệt cho ông ta.
- Được biết Nguyễn Văn Thiệu cũng rất tin ông và coi ông như một chiến hữu “tử vì đạo”?
- Công việc của tôi cần có sự quan hệ như thế. Tôi còn nhớ sau ngày Nguyễn Văn Thiệu lên nhận chức Tổng thống, ông ta sang phòng làm việc của tôi và bảo: “Thầy Hai dàn xếp cùng người Mỹ “đưa tôi” lên làm Tổng thống, tôi rất biết ơn thầy. Nhưng khi thầy muốn hạ tôi xuống, thầy phải “xi nhan” trước cho tôi xuống nghe, đừng để tôi phải chết nhục như anh em Ngô Đình Diệm!
- Đó là điều kiện “tuyệt vời” để ông “rút ruột” ông Thiệu?
- Không chỉ ông Thiệu - Vũ Ngọc Nhạ tiếp, người Mỹ cũng cần tôi, vì tôi là cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu, qua tôi để thăm dò ông Thiệu. Và ông Thiệu cũng dựa vào tôi để biết “ý tứ” người Mỹ. Tôi có điều kiện nắm bắt tình hình cả hai bên.
- Anh em trong lưới tình báo của ông ngày đó nằm trong dinh Tổng thống được “sắp xếp” thế nào?
- Lọt vào làm việc nắm “quyền hành” trong Dinh Độc Lập là một nghệ thuật cực kì mạo hiểm. Việc này do tổ chức và tôi đã “thiết kế” đưa từng người “chui thật sâu” vào trong lòng địch, nắm địch.
- Họ giữ những trọng trách gì? Nay còn ai không?
- Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn ngoại giao Phủ Tổng thống; Nguyễn Xuân Hòe là ủy viên văn phòng Tổng thống; Lê Hữu Thúy ủy viên phụ tá thông tin chiêu hồi; Và ông Vũ Hữu Duật đây, ông Nhạ chỉ tay về phía người đang ngồi bên trái chiếc ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói tiếp: Năm 1954, khi đồng chí Mười Hương được Trung ương cử về Thái Bình lấy tôi và ông Duật đi làm nhiệm vụ đặc biệt, lúc ấy ông Vũ Hữu Duật là Thị ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Thái Bình. Thời Ngô Đình Diệm, ông Duật được ta “cài vào” làm việc tại Tổng Nha cảnh sát ngụy. Thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Duật là Ủy viên tuyên huấn Trung ương lực lượng tự do và làm Phó Tổng thư kí thường trực đảng Liên minh dân chủ (đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu). Nay cả lưới chỉ còn hai chúng tôi. Gia đình tôi và gia đình ông Duật vừa đi thắp hương cho đồng đội của mình ở nghĩa trang đô thành.
- Đầu năm 1969, theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã dự định “thiết lập” một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa gồm hầu hết là những người trong lưới tình báo vào các vị trí quan trọng?
- Đó là cơ hội tôi đã làm. Danh sách các thành viên Chính phủ đã được Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt để trình Quốc hội. Trong đó Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục giữ chức Tổng thống. Huỳnh Văn Trọng (người của ta) dự định là Thủ tướng Chính phủ. Vũ Hữu Duật đây, ông Nhạ giơ tay về phía ông Duật đang ngồi cạnh tôi, làm Bộ trưởng phụ trách chính trị. Vũ Xuân Hòe (người của ta) làm Bộ trưởng Kinh tế. Lê Hữu Thúy (người của ta) làm Bộ trưởng Thông tin chiêu hồi… Ông Lê Hữu Thúy, khi đương chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu, là một trong những chiến sĩ tình báo trong lưới của tôi lập công đặc biệt xuất sắc. Năm 2000, Lê Hữu Thúy được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Vì sao các chiến sĩ tình báo của ta nằm trong danh sách nội các mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không thành?
- Bọn CIA và mật vụ nghi chúng tôi “thao túng” Dinh Độc Lập, nên đã theo dõi sát sao và giăng bẫy khắp nơi. Chúng đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cảnh báo ông ta rằng: Một lưới tình báo Bắc Việt trong Dinh Tổng thống đang ngầm phá Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cầm đầu lưới này là Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông tin cẩn nhất. Trước đó tôi đã nói điều đó với ông Thiệu.
- Ông Thiệu nghĩ gì khi Mỹ tố cáo ông là “gián điệp” Bắc Việt?
- Lúc đầu ông Thiệu cho rằng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Hữu Duật có thể là gián điệp. Ông không tin người Mỹ cho tôi là cộng sản nằm vùng và bảo đây chỉ là mưu đồ người Mỹ muốn hạ uy tín của ông. Nhưng sau đó người Mỹ tới Dinh Độc Lập dùng áp lực dọa Nguyễn Văn Thiệu. Họ nói:
- Nếu ông không kí lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống
KÌ 4: VỤ ÁN CHÍNH TRỊ ĐẶC BIỆTtai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
http://netphim.org/phim-tan-bach-phat-ma-nu/
Phim 49 ngay
La la i do
Xem phim La la i do
http://netphim.org/la-la-i-do/
http://netphim.org/quai-hiep-nhat-chi-mai-hd-2012/
http://netphim.org/am-muu-athena/
Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét