Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của EU kết thúc mà không thông qua được khoản ngân sách trị giá nghìn tỷ Euro trong giai đoạn 7 năm tới. Nguyên nhân là do những bất đồng nội khối. Nhưng cụ thể đó là gì? "Tạp chí kinh tế cuối tuần" qua đã phần nào hé lộ điều này.Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của EU kết thúc mà không thông qua được khoản ngân sách trị giá nghìn tỷ Euro trong giai đoạn 7 năm tới. Nguyên nhân là do những bất đồng nội khối. Nhưng cụ thể đó là gì? "Tạp chí kinh tế cuối tuần" qua đã phần nào hé lộ điều này.
Biểu tượng chung châu Âu (nguồn ảnh:congdong)
Phần I: Hội nghị Thượng đỉnh EUTuần qua, Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Âu (EU), bàn về ngân sách dài hạn của khối (2014-2020) đã diễn ra tại Bruxelles, Bỉ. Tuy nhiên, hội nghị đã kết thúc mà không thông qua được khoản ngân sách trị giá nghìn tỷ Euro trong giai đoạn 7 năm tới. Những bất đồng dẫn tới sự thất bại của hội nghị quan trọng này cho thấy, biểu hiện của một cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong khu vực đồng Euro và là hệ lụy của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.Các chính phủ châu Âu giờ đây phải đối mặt với một khủng hoảng ngân sách với thực trạng là nguồn thu bị cạn kiệt trong khi các khoản nợ công phình to, buộc họ phải thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu, “thắt lưng buộc bụng”.Sự đóng góp của mỗi nước ảnh hưởng trực tiếp đối với ngân sách chung của khối, trong khi những tranh cãi và đòi hỏi quyền lợi phân bổ từ nguồn ngân sách chung ấy ngày càng quyết liệt và chưa có giải pháp.Trong bối cảnh khủng hoảng nợ lan rộng, các nước đều phải siết chặt chi tiêu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã phải đề xuất dự thảo ngân sách trị giá 950 tỷ Euro, giảm 80 tỷ Euro so với đề xuất của Ủy ban châu Âu.Các lãnh đạo châu Âu trong hội nghị (Nguồn ảnh: yahoo)Để có cái nhìn cận cảnh hơn về vấn đề này, biên tập viên Nguyệt Hà đã có cuộc phóng vấn qua điện thoại với phóng viên Hồng Quang, Văn phòng thường trú Truyền hình Việt Nam tại châu Âu, người đã trực tiếp đưa tin từ hội nghị. Sau đây là nội dung cuộc phóng vấn:Biên tập viên Nguyệt Hà:Thưa anh Hồng Quang, anh có thể cho biết những nhận định tại chỗ về kết quả thất bại của Hội nghị thượng đỉnh EU và cảm nhận của riêng anh khi đưa tin về hội nghị này?Phóng viên Hồng Quang:Theo tôi, phải nhìn nhận rằng, bất đồng khi xây dựng ngân sách chung là chuyện bình thường. Trước đây, Liên minh châu Âu cũng thường phải họp 2 đến 3 lần mới thống nhất được ngân sách chung, và cũng thường sát nút mới chốt được. Ví dụ như trước đây, châu Âu chỉ quyết được trước 9 tháng cho ngân sách giai đoạn 1999-2004 và trước 12 tháng cho ngân sách giai đoạn 2005-2013. Số tiền 1.000 tỷ Euro cũng không nhiều vì rải ra trong 7 năm và chỉ xấp xỉ 1% tổng sản phẩm quốc nội của toàn bộ Liên minh châu Âu.Cảm nhận rõ rệt nhất khi theo dõi hội nghị này từ Bruxelles, là mỗi lãnh đạo quốc gia thành viên đều đang phải hành xử phù hợp với diễn biến nội bộ của nước mình. Ai cũng biết là nếu cơ cấu liên minh vững mạnh, có nguồn lực lớn, thì sẽ mang lại lợi ích lâu bền cho tất cả các thành viên. Cũng vì lý tưởng này mà ngần ấy quốc gia đã kiên trì trong hơn nửa thế kỷ để xây dựng được Liên minh châu Âu ngày nay. Thế nhưng giờ đây, có thể là do khó khăn kinh tế, nước nào cũng phải lo cân nhắc thu chi, tính toán từng đồng.Liên minh châu Âu sẽ thảo luận lại đề tài này trong cuộc họp thượng đỉnh đầu năm sau, có thể là tháng Giêng hoặc tháng Ba. Liên minh châu Âu sẽ chỉ họp lại về vấn đề này khi cảm thấy có thể ký được, không có chuyện thất bại lần nữa.Biên tập viên Nguyệt Hà:Thưa anh, tại hội nghị Thượng đỉnh EU, một số nước đóng góp nhiều muốn giữ nguyên ngân sách chung cho EU, nhưng lại giảm mức đóng góp của mỗi nước. Vậy vấn đề ở đây là gì?Phóng viên Hồng Quang:Để hiểu được điều này thì phải giải thích về quy chế khá đặc biệt dành cho nước Anh. Một phần lớn ngân sách chung của Liên minh châu Âu được chi để hỗ trợ nông nghiệp, do vậy các nước có nông nghiệp phát triển như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia… đều được hưởng lợi từ Chính sách nông nghiệp chung. Nước Anh có nền nông nghiệp quy mô quá nhỏ, nên không nhận được nhiều từ khoản này. Do vậy, năm 1984, Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là bà Margaret Thatcher đã đòi phải giảm mức đóng góp của Anh.Vậy là hồi đó, Liên minh châu Âu đồng ý để mỗi năm Anh nhận được một khoản tiền từ quỹ chung, số tiền ấy nay là 3,6 tỷ Euro/năm. Thủ tướng Anh hiện nay là ông David Cameron muốn giảm mức đóng góp của Anh nhưng vẫn muốn nhận được số tiền này. Trong khi đó, nhiều nước cho rằng quy định này, cách đây gần 30 năm, đã không còn phù hợp với cơ cấu kinh tế hiện nay nữa, và Anh không nên nhận khoản tiền hàng năm này nữa. Khi các nước Đức, Pháp, Hà Lan, Phần Lan và Áo đã nói cần giữ nguyên mức ngân sách chung nhưng giảm mức đóng góp của các thành viên, là ngụ ý muốn nước Anh thôi nhận số tiền này.
Về phân bổ ngân sách, Pháp đang hưởng lợi nhiều từ Chính sách nông nghiệp chung, nhưng vẫn muốn tăng thêm tiền cho mục chi này. Chuyện này làm cho nhiều nước khác không đồng tình. Trong dự kiến ngân sách còn đề xuất cắt giảm một số khoản chi, để dành thêm ra hơn 10 tỷ Euro cho các nước nghèo nhất trong khối, cũng là chi tiết gây nhiều bất đồng.
Biên tập viên Nguyệt Hà:Ngân sách chung của Liên minh châu Âu được đề nghị tăng thêm 5% trong khi chính Liên minh châu Âu buộc các nước thành viên phải cắt giảm ngân sách trong nước, vậy có mâu thuẫn ?Phóng viên Hồng Quang:Tăng thêm ngân sách chung chính là để giúp tiết kiệm ngân sách riêng. Một số lĩnh vực chỉ có thể hiệu quả và tiết kiệm nếu chi tiêu chung, ví dụ như trong nghiên cứu khoa học: Nếu mỗi nước đều có một chương trình nghiên cứu riêng, thì làm sao có được những công trình quy mô lớn có lợi cho tất cả các nước được? Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các nguồn năng lượng mới, khuyến khích công nghiệp và thương mại cũng vậy.Bây giờ là lúc đang khó khăn, cần phải phối hợp trên quy mô toàn châu Âu thì mới kéo nhau ra khỏi khủng hoảng được. Chỉ có chính sách chung mới làm được việc đó. Trong ngân sách chung của châu Âu, do các nước đóng góp hàng năm, thì chỉ có 6% được giữ lại để vận hành bộ máy hành chính của Liên minh, 94% tổng ngân sách rồi lại quay về các nước thành viên dưới các dạng khác nhau. Vậy đây là cách chi tiêu với cái nhìn toàn thể, vì lợi ích của tất cả các thành viên. Tăng được phần chi tiêu chung này sẽ tạo được hiệu quả lớn hơn và giảm được chi tiêu của mỗi nước.Biên tập viên Nguyệt Hà:Vâng xin cảm ơn anh vì những thông tin cập nhật về Hội nghị cũng như những phân tích rõ ràng, cho thấy những khó khăn đốivới EU hiện nay.Phần II: Mỹ - Nguy cơ vách đá tài khóaKhủng hoảng ngân sách có thể được coi là một vấn đề của không ít nền kinh tế trên thế giới trong năm 2012 này, dù mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hậu quả trực tiếp của nó là giảm tăng trưởng kinh tế, dẫn tới suy thoái.Không chỉ khủng hoảng lan rộng tại châu Âu, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ cũng đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng, được biết đến với cái tên là “Vách đá tài khóa” hay “vực thẳm tài khóa”.Tạp chí kinh tế cuối tuầnsẽ cùng bạn phân tích về những nguy cơ của nước Mỹ trước cuộc khủng hoảng thế kỷ này ở phần II...Hãy đón xem chuyên mục Tạp chí kinh tế cuối tuần để có cái nhìn sâu hơn về các vấn đề nổi bật trong nước cũng như trên toàn thế giới, chương trình phát sóng lúc 8h30 các ngày thứ 7 hàng tuần trên kênh VTV1.(Còn tiếp)
Tác giả : Nguyệt Hàtai game dien thoai conggameviet
Phim 49 ngay
La la i do
Xem phim La la i do
Nguồn: vtv.vn
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012
Ngân sách chung EU: Vì sao bất đồng? | Tai game dien thoai Conggameviet
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét