Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi. |
Ngày 26/11, Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi đã bắt đầu các cuộc thảo luận với Hội đồng Tư pháp Tối cao (SCJ) về cách giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Đây được xem là một nỗ lực từ phía Chính phủ Ai Cập nhằm giải tỏa sức ép phản đối từ phía ngành tư pháp và những người biểu tình chống lại phán quyết của Tổng thống Morsi. Tuy nhiên, bất chấp các nỗ lực đàm phán, tổ chức Muslim Brotherhood và phe đối lập là những người chống đối Tổng thống Morsi vẫn tiếp tục kêu gọi “người theo phe mình” biểu tình tại Quảng trường Tahrir vào ngày 27/11.
Các cuộc biểu tình này được xem là lớn nhất từ khi nổ ra cuộc "cách mạng hoa nhài". Chúng phản ánh một khía cạnh phức tạp mới trong nền chính trị Ai Cập thời hậu Mubarak. Tuy nhiên, vào giờ chót, những người biểu tình của Muslim Brotherhood đã hủy kế hoạch biểu tình vì lý do ủng hộ Tổng thống Morsi giải tỏa khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng chính trị mà giới quan sát gọi là "bất ngờ" đối với Chính phủ Ai Cập bắt đầu bùng nổ vào ngày 24/11, sau khi Tổng thống Morsi ban hành một sắc lệnh bị giới tư pháp và phe đối lập gọi là "thâu tóm quyền lực", trong đó quy định mọi chỉ thị, luật pháp do Tổng thống ban hành đều không phải chịu sự xem xét, giám sát của các tòa án. Sắc lệnh còn quy định: Tổng thống là người có quyết định sau cùng và các quyết định đó là "bất khả kháng nghị".
Ngoài ra, sắc lệnh của Tổng thống Morsi cũng quy định Tòa án tối cao Ai Cập không có quyền giải tán Hội đồng biên soạn Hiến pháp được bầu lên nhằm thực hiện công việc biên soạn Hiến pháp mới của Ai Cập. Sắc lệnh sẽ tự động hết hiệu lực ngay khi Hiến pháp mới được phê chuẩn.
Người dân biểu tình chống sắc lệnh của Tổng thống Morsi ở Quảng trường Tahrir. |
Song song với việc ban hành sắc lệnh, Tổng thống Morsi cũng đã tuyên bố cách chức Tổng công tố Abdel Meguid Mahmoud - người được cựu Tổng thống Hosni Mubarak bổ nhiệm. Việc cách chức Tổng công tố Abdel Meguid Mahmoud dường như đã được dự tính từ trước.
Báo chí đã nhắc lại một sự việc vào trung tuần tháng 10/2012, khi đó Tổng thống Morsi đặt vấn đề về việc ông này rời khỏi chức vụ Tổng công tố để nhường đường cho Tổng thống Morsi cải cách hệ thống tư pháp Ai Cập. Tuy nhiên, ông Abdel Meguid Mahmoud đã phản ứng quyết liệt, và đã xảy ra một cuộc đối đầu trong 2 ngày giữa ông với Tổng thống Morsi. Tổng thống Morsi đành phải nhịn một bước và chờ dịp để thực hiện kế hoạch của mình.
Ngay sau khi hòa giải thành công xung đột tại Dải Gaza, ngày 22/11, ông Morsi quyết định dùng quyền lực Tổng thống của mình để tung đòn "đánh úp" - tương tự như ông đã từng làm đối với Chủ tịch Hội đồng Quân sự tối cao - Thống tướng Mohammed Hussein Tantawi - vào thượng tuần tháng 8/2012.
Những phản ứng đầu tiên của giới thẩm phán đã bắt đầu khi Câu lạc bộ thẩm phán - một tổ chức rộng lớn của giới thẩm phán Ai Cập tụ họp tại tòa nhà Tòa án Tối cao ngay hôm 24/11 và ra tuyên bố sẽ tổ chức tổng bãi công trên toàn quốc để chống lại sắc lệnh của Tổng thống Morsi.
Các đảng phái đối lập đã tập hợp nhau lại trong một tổ chức tự phong là Mặt trận Cứu nguy dân tộc (NSF), trong đó bao gồm những nhân vật nổi tiếng như cựu Tổng giám đốc IAEA Mohamed ElBaradei, cựu Tổng thư ký Liên đoàn Arập Amr Moussa, lên án Tổng thống Morsi "có ý định muốn làm một Pharaon mới". Trong khi đó, các cuộc phản đối sắc lệnh Tổng thống cũng đã nổ ra tại nhiều nơi ở Ai Cập.
Theo người phát ngôn của đảng Tự do và Công lý (thuộc tổ chức Muslim Brotherhood), ít nhất 13 văn phòng của đảng này trên khắp Ai Cập bị tấn công và đốt phá; một vụ đụng độ lớn đã xảy ra trong vùng châu thổ sông Nile làm một thành viên đảng Tự do và Công lý thiệt mạng, khoảng 500 người bị thương. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra rầm rộ tại Quảng trường Tahrir liên tục trong nhiều ngày… Những người từng tham gia biểu tình để lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak, đưa ông Morsi lên nắm quyền, giờ đây lại quay sang phản đối ông Morsi. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối, Tổng thống Morsi vẫn giữ quan điểm cứng rắn: không rút lại sắc lệnh.
Hành động và thái độ bảo lưu quan điểm của Tổng thống Morsi được báo chí khách quan đánh giá là "cực chẳng đã", tức là ông buộc lòng phải thực hiện những động thái này nhằm bảo vệ tiến trình biên soạn Hiến pháp mới. Mục tiêu quan trọng nhất của Tổng thống Morsi từ khi ông lên nắm quyền được nhìn nhận là cải cách toàn diện đất nước Ai Cập, từ quân đội, an ninh, chính trị cho đến hệ thống tư pháp.
Trong tiến trình cải cách đó, ông Morsi đã vấp phải trở ngại khi Hạ viện (do đảng của Muslim Brotherhood chiếm đa số) và Hội đồng biên soạn Hiến pháp đã bị Tòa án Hiến pháp Tối cao bao gồm người của thời ông Mubarak giải tán. Hội đồng biên soạn mới này cũng đang đứng trước nguy cơ sắp bị giải tán, gây trở ngại cho việc biên soạn Hiến pháp, vì thế ông Morsi đã dùng quyền hạn Tổng thống ban hành sắc lệnh để ngăn việc đó lại. Tuy nhiên, việc ban hành sắc lệnh và việc thay thế Tổng công tố Abdel Meguid Mahmoud đã không được thực hiện tốt, rồi bị các đảng phái đối lập lợi dụng để phát động một cuộc phản đối Tổng thống Morsi rộng rãi trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Tư pháp Ai Cập Ahmed Mekki. |
Trong cuộc khủng hoảng lần này, người ta thấy xuất hiện một nhân vật hòa giải "bất đắc dĩ" - đó là Bộ trưởng Tư pháp Ahmed Mekki, một người giàu ảnh hưởng trong ngành tư pháp Ai Cập và là một trong những người thân cận nhất của Tổng thống Morsi. Ông Mekki đã thể hiện một lập trường quan điểm độc lập khá lạ lùng: ông phê phán cả 2 bên liên quan trong cuộc khủng hoảng. Ông chê trách Tổng thống Morsi đã không tham vấn các đảng phái đối lập trước khi ban hành sắc lệnh gây tranh cãi, đồng thời ông cũng phê phán phe đối lập đã không chịu "nói chuyện tử tế" trước khi tung ra những hành động phản đối gây bất ổn định chính trị trong nước.
Và Mekki đã đứng ra làm trung gian thúc đẩy đối thoại giữa Tổng thống Morsi với Hội đồng Tư pháp tối cao (SCJ). Đầu tiên là ông đến tiếp xúc với SCJ vào hôm Chủ nhật 25/11 để bàn về việc "tháo ngòi khủng hoảng", và người ta cho rằng Mekki dường như đã có tác động nào đó với SCJ, bởi vì ngay sau cuộc gặp, SCJ đã kêu gọi các thẩm phán thuộc Câu lạc bộ Thẩm phán dừng cuộc bãi công như đã dự định. SCJ còn hòa điệu cùng Mekki kêu gọi Tổng thống Morsi chỉnh sửa lại ngôn từ trong sắc lệnh cho phù hợp với thông lệ và dễ chấp nhận hơn, hạn chế bớt mức độ thâu tóm quyền lực nhằm giải tỏa cơn giận dữ của dân chúng.
Theo thông tin báo chí ngày 27/11, sau cuộc gặp với SCJ, dường như Tổng thống Morsi tỏ ra chấp nhận đề nghị nêu trên của Bộ trưởng Mekki, nhưng ông vẫn giữa quan điểm bảo vệ sắc lệnh của mình vì cho rằng nó cần thiết trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm việc biên soạn Hiến pháp mới thành công
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Ban de Laptop
tui dung laptop shoptainha
Tui dung laptop
http://netphim.org/gai-song-bai/
Nguồn: antg.cand.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét