- Vừa rồi, HLV tuyển bóng đá Việt Nam đã từ chức.
- Nhưng VFF không ai từ chức.
- Chưa nói chuyện từchức, khối người sắp đến tuổi về hưu đã sợvề hưu hơn sợchết. Từchức hay về hưu đều giống nhau là không còn quyền lực, mất chỗ đang ngồi mà những chỗ đang ngồi thì hấp dẫn lắm, thiếu nó thì trắng tay!
- Vậy có thể hiểu “văn hóa từchức” là văn hóa rời khỏi ghế ngồi?
- Đúng thế nhưng “văn hóa” có được không phải từnhững lời hô hào mà phải có những thiết chế làm cho chức vụ cũng là một công việc bình thường, không làm được việc nàythì ta tìm việc khác!
- Nhưng không ít cán bộ ta không có một nghề chuyên môn thành thạo nên rời chức vụ, rời cơ quan nhà nước ra là chả biết làm việc gì. Nếu công việc của giám đốc bệnh viện chẳng hạn có thu nhập thấp hơn một bác sĩ giỏi chuyên môn thì người ta sẽ phấn đấu giỏi chuyên môn hơn là phấn đấu thành lãnh đạo, lại chả lo chuyện chạy chức chạy quyền.
- Ờờ… - Hai Phiếm gật gù - Ví dụ nhà báo giỏi, thầy thuốc tài có từchức hay về hưu thì vẫn có việc làm mà có khi thu nhập còn cao hơn ngày tại chức thì vấn đề đơn giản hơn nhiều. Như một ông Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình VN sau khi từ chức có ngay việc làm tại một công ty truyền thông tư nhân với mức lương cao hơn rất nhiều . Một GS. TS. NSND bên ngành văn hóa năm nay 86 tuổi vẫn tựthấy khỏe và vui hơn ngày làm Thứtrưởng nhiều!
- Thảo nào ởnhiều nước, cứtàu hỏa lật là Bộ trưởng Giao thông từchức tắp lự…
- Khi mọi quyền lợi, thu nhập có liên quan tới chức vụ không đúng với giá trị công việc lại lớn gấp nhiều lần, muôn lần so với người có trình độ tương đương lại vất vả nhiều hơn thì chuyện “văn hóa từchức” chỉ là những…hy vọng!
- Vậy thì chỉ nên trách người thiếu “văn hóa từchức” một phần còn nhiều phần nên trách cái hoàn cảnh, điều kiện làm người ta khó muốn từchức chăng?
Cả Nghĩ
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét