Sư đoàn Phòng không Hà Nội và Sư đoàn Không quân Thăng Long những ngày này rộn ràng với những phong trào thi đua chào mừng 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Đây là 2 đơn vị sở hữu “bảng vàng thành tích” đáng tự hào trong 12 ngày đêm cảm tử.
Bài học vô giá
Trung tá Trương Bảo Anh, Trung đoàn phó Trung đoàn 257, đang làm luận văn thạc sĩ về đề tài “Xây dựng thế trận phòng không Hà Nội trong chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”. Trung đoàn 257 chính là đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B52 nhất trong chiến dịch 12 ngày đêm. “Tôi say mê những câu chuyện về trận đánh trên không 40 năm trước từ thời còn là học sinh. Sau này, tôi quyết tâm thi vào trường quân đội và trở thành sĩ quan lực lượng phòng không để tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn về chiến thắng hào hùng của thế hệ cha anh” - ông tâm sự.Tổ hợp tên lửa C300 đời mới của lực lượng phòng không.
Ảnh: QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN
Lớp phi công trẻ từng bước làm chủ chiến đấu cơ hiện đại
Trung tá Bảo Anh cho rằng hào khí Điện Biên Phủ trên không cũng như những bài học của thế hệ cha anh để lại là vô giá. “Đường lối chiến tranh nhân dân, thế trận phòng không nhân dân vẫn là bài học lớn nhất rút ra được từ chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” - ông nhìn nhận.
Trong luận văn của mình, trung tá Bảo Anh ghi rõ: “Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến thành công của chiến dịch 12 ngày đêm là quân và dân ta đã xây dựng được một thế trận phòng không hết sức sáng tạo, độc đáo, trở thành yếu tố cấu thành nghệ thuật tác chiến phòng không, góp phần làm nên trường phái của học thuyết quân sự Việt Nam”.
Vị chỉ huy trung đoàn tên lửa anh hùng đúc kết: “Ta đã xây dựng được một thế trận phòng không 3 thứ quân vững chắc và duy trì được sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng. Bên cạnh lực lượng phòng không chủ lực, tại Hà Nội, ta đã tổ chức được gần 100 trận địa pháo phòng không tầm thấp và 4 đại đội cao xạ tầm trung, nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng, gần những mục tiêu trọng điểm, đón lõng các đường bay của địch…”.
Hiện đại hóa khí tài, vũ khí
Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó Chính ủy Sư đoàn Không quân Thăng Long, cho biết: “Vừa qua, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tiến hành tổng kết một số trận đánh mà không quân của ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ để đưa vào chương trình giáo dục, giảng dạy cho lớp phi công mới”.
Trong quá trình xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, riêng Sư đoàn Không quân Thăng Long có tới 33 người được tuyên dương anh hùng. Đó là những người đã tô thắm trang sử của sư đoàn được coi là “anh cả” của không quân Việt Nam này. Theo đại tá Hùng, yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay là phải đổi mới và nâng cao khả năng chiến đấu của đơn vị. Những Mig 17, Mig 19, Mig 21 từng là niềm tự hào của không quân miền Bắc giúp ta lập nhiều chiến công đang dần được thay thế bằng các loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn như Su 22, Su 22M4, Su 30MK2 và trực thăng vũ trang. “Với trang bị như hiện nay, chúng tôi đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, cùng với các lực lượng quản lý vững chắc vùng trời, vùng biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, không để đất nước bị bất ngờ từ những tình huống trên không” - ông Hùng tự tin.
Dù vậy, vị phó chính ủy sư đoàn không quân anh hùng vẫn ưu tư: “Cái thiếu hiện nay là nhân lực, đội ngũ phi công giỏi. Đội ngũ phi công các loại máy bay cũ của chúng tôi từ nay đến năm 2016 sẽ được chuyển loại toàn bộ để có thể vận hành những chiến đấu cơ hiện đại”.
Vũ khí, khí tài phục vụ thế trận phòng không của ta hiện nay cũng đang từng bước được hiện đại hóa. Trung tá Trương Bảo Anh nhìn nhận: “Quan trọng là phải khai thác hết các tính năng, làm chủ khí tài, vũ khí”. Vị chỉ huy trung đoàn 40 năm trước từng lập nên kỳ tích bắn rơi 25 “pháo đài bay” liệt kê các loại tên lửa, tổ hợp tên lửa mà Quân chủng Phòng không – Không quân đang có trong tay và khẳng định: “Chúng ta đủ sức đánh trả bất kỳ âm mưu tập kích đường không nào”.
Tổn thất chưa từng có của Mỹ Một phi công Mỹ may mắn thoát chết trong chiến dịch Linebacker II (12 ngày đêm) kể lại ác mộng kinh hoàng: “Khi những chiếc B52 đầu tiên tới vùng trời Hà Nội, tên lửa đất đối không bắn như pháo hoa lên máy bay chúng tôi. Từ khi vào mục tiêu, anh bạn xạ thủ đã đếm được 32 tên lửa SAM bắn vào hoặc ít ra cũng bay sát máy bay chúng tôi”. Qua 12 ngày đêm, từ ngày 18 đến 29-12-1972, có 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó gồm 34 “pháo đài bay”. Trong hồi ký của mình, Tổng thống Mỹ Nixon thừa nhận: “Nỗi lo của tôi trong những ngày ấy không phải là những làn sóng phản đối, phê phán nghiêm khắc ở trong nước và trên thế giới, mà chính là mức độ tổn thất về máy bay B52 quá nặng nề”. Trong các cuộc chiến tranh, ở những trận tập kích đường không lớn, tỉ lệ tổn thất máy bay của phe tấn công khoảng 1%-2%. Tuy nhiên, trong chiến dịch Linebacker II, tỉ lệ tổn thất máy bay của Mỹ (chỉ tính riêng B52) đã lên tới 17%, một con số chưa từng có. |
my pham the face shop shoptainha
My pham the face shop
Sữa rửa mặt White tree snow the face shop
Sữa rửa mặt bạch trà The face shop
My pham the face shop
Mỹ phẩm the face shop
Nguồn: nld.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét