Chính sách hướng Đông
Trọng tâm thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần này là các vấn đề kinh tế, với thành tựu chính là mở rộng các quy định của Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN ký kết từ 2 năm trước. Đến nay, Hiệp định này đã có sự điều chỉnh về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Tất cả các nước thành viên ASEAN cho rằng, để hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên ba trụ cột chính là Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng an ninh ASEAN và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, thì ASEAN không thể không hợp tác với các nước bên ngoài khu vực, trong đó Ấn Độ là một đối tác quan trọng. Do đó, hợp tác Ấn Độ - ASEAN không chỉ dừng ở kinh tế mà cả trong các vấn đề an ninh trong vùng lãnh hải của 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thủ tướng Manmohan Singh đã khẳng định: "Là quốc gia hàng hải, Ấn Độ và ASEAN cần phải tăng cường sự tham gia của mình trong an ninh hàng hải vì sự tự do vận chuyển và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế".
Tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần này, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đưa ra thuật ngữ chính trị mới "Ấn Độ - Thái Bình Dương" (Indo-Pacific). Thuật ngữ này mở rộng khái niệm về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của Ấn Độ đối với khu vực này.
Trước đó, vào năm 1991, Ấn Độ đã thông báo rằng một phần quan trọng của chiến lược chính sách đối ngoại của nước này là "Chính sách hướng Đông". Từ năm 1992, Ấn Độ bắt đầu triển khai "Chính sách hướng Đông" và đã đạt được một số kết quả cụ thể như xây dựng các đề án kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Ấn Độ đã đạt được các thỏa thuận thương mại với ASEAN, thỏa thuận về tự do thương mại với Singapore và Thái Lan, Nhật Bản và một số quốc gia châu Á khác. Với tiềm lực kinh tế lớn, Ấn Độ có ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Các nhà lãnh đạo Asean và Ấn Độ nhất trí nâng quan hệ hai bên lên thành đối tác chiến lược. |
Việt Nam - trụ cột trong chính sách hướng Đông
Kết quả quan trọng nhất của Hội nghị lần này đã thông qua Tuyên bố chung về tầm nhìn định hướng phát triển quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong 20 năm tới, trong đó có các nội dung quan trọng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về an ninh hàng hải và tự do hàng hải, khai thác tài nguyên, an toàn của các đường vận tải biển và xác định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Về vấn đề Biển Đông, Ấn Độ và ASEAN đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. ASEAN cho rằng sự trợ giúp của Ấn Độ để giải quyết các tranh chấp chủ quyền với các nước bên ngoài ASEAN là rất quan trọng. ASEAN cũng nhấn mạnh Ấn Độ nên tăng cường phối hợp trong cả lĩnh vực thương mại và an ninh biển.
Hiện nay, Ấn Độ đã có các dự án hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông Gần đây, Đô đốc Hải quân D.K. Joshi, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ tuyên bố rằng, Hải quân Ấn sẵn sàng can thiệp để bảo vệ lợi ích kinh tế của New Delhi tại Biển Đông.
Đối với Việt Nam, Ấn Độ đánh giá cao vai trò của nước ta trong ASEAN. Ấn Độ coi Việt Nam là cầu nối để Ấn Độ thực hiện "Chính sách hướng Đông", tăng cường phát triển quan hệ với các nước ASEAN khác; khẳng định ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch Ủy ban thường trực về Quốc phòng của Quốc hội Ấn Độ Satpal Maharaj đã từng khẳng định rằng, Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong "Chính sách hướng Đông" của Ấn Độ.
my pham han quoc shoptainha
my pham the face shop shoptainha
My pham the face shop
Sữa rửa mặt White tree snow the face shop
Sữa rửa mặt bạch trà The face shop
My pham the face shop
Mỹ phẩm the face shop
Nguồn: kienthuc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét